Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong bảo lãnh

Một phần của tài liệu một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại nhno&ptnt nam hà nội (Trang 49 - 50)

Bảng 2.1 Tỷ lệ nguồn ký quỹ trong tổng nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng

3.2.3.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong bảo lãnh

Mặc dù ngân hàng không phải trực tiếp bỏ vốn của mình ra để giải ngân nhng khi phát sinh thanh toán mà bên xin bảo lãnh không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ của mình thì rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng. Lúc này món bảo lãnh sẽ trở thành một món vay bắt buộc và đợc coi nh một khoản nợ quá hạn. Nh vậy, về thực chất thì mức độ rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng tơng ứng với mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Thực tế để giảm bớt rủi ro NHNo&PTNT Nam Hà Nội thờng phải trích quỹ bảo lãnh theo đúng quy định tối thiểu là 5% số tiền bảo lãnh. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, Ngân hàng cần làm những biện pháp sau: 3.2.3.1. Mở rộng hình thức đảm bảo.

NHNo&PTNT Nam Hà Nội cần mạnh dạn đa ra nhiều hình thức đảm bảo nh ký quỹ hoặc nhận thế chấp bằng các loại tài sản. Đối với hình thức nhận thế chấp, do đặc điểm hao mòn của tài sản thế chấp sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh đòi hỏi NHNo&PTNT Nam Hà Nội phải định kỳ đánh giá lại giá trị của chúng, căn cứ vào mức trích khấu hao trên sổ sách của doanh nghiệp để tính giá trị còn lại. Định kỳ kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực của các số liệu trên sổ sách, nếu 70% tổng giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp, thì NHNo&PTNT Nam Hà Nội phải yêu cầu doanh nghiệp thế chấp tài sản đảm bảo đủ mức qui định. Nếu doanh nghiệp cha thực hiện ngay cần có biện pháp kịp thời nh tính lãi trên số còn thiếu hoặc trích tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại nhno&ptnt nam hà nội (Trang 49 - 50)