Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nớc.

Một phần của tài liệu một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại nhno&ptnt nam hà nội (Trang 51 - 53)

Bảng 2.1 Tỷ lệ nguồn ký quỹ trong tổng nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng

3.3.1Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nớc.

Một hiện thực khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng có thay đổi nh thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nớc. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần phải có một môi trờng pháp lý đầy đủ, đồng bộ.

Hiện nay, hai đạo luật Ngân hàng là Luật NHNN và luật các TCTD đang có hiệu lực trên thực tế nhng trong từng lĩnh vực cụ thể vẫn thiếu các quy định chi tiết. Mặc dù các văn bản, quy định thờng xuyên sửa đổi song vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý và đôi khi là quá chặt chẽ và chồng chéo. Do đó khi thực hiện theo các văn bản này, các ngân hàng đã gặp phải không ít những khó khăn.

Trong hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, các TCTD Việt Nam mới chỉ đợc điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp quy và các văn bản dới luật của NHNN và các ngành có liên quan. Điều đó đã làm xuất hiện tình trạng nhiều khía cạnh của nghiệp vụ bảo lãnh cha đợc quy định một cách đầy đủ. Mặt khác, hàng loạt các vấn đề phức tạp của nghiệp vụ bảo lãnh cũng không đợc các văn bản pháp quy hớng dẫn nh vấn đề về t cách chủ thể bảo lãnh của bên thứ ba, giải quyết khi tranh chấp, các mẫu biểu của bảo lãnh cha thống nhất…

Chính vì vậy, Nhà nớc cần sớm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh phát triển. Cụ thể sớm ban hành luật bảo lãnh, thế chấp, cầm cố tài sản…

Ban hành luật bảo lãnh sẽ tạo hành lang pháp lý không những cho hoạt động bảo lãnh trong nớc mà còn tạo ra căn cứ dẫn chiếu thống nhất cho các ngân hàng khi bảo lãnh trong các giao dịch ngoại thơng. Mặt khác các chế độ thể lệ trong ngành ngân hàng hầu hết là các văn bản dới luật nên nhiều khi thực hiện không đợc đồng bộ giữa các bộ, các ngành. Luật bảo lãnh ra đời sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành trong thực thi bảo lãnh và các hoạt động liên quan tới bảo lãnh.

Bảo lãnh còn liên quan tới việc thực hiện luật pháp, quy định trong một số bộ ngành khác. Việc tháo gỡ khó khăn phải đợc sự giúp đỡ của các ngành này.

Cụ thể nh sau:

♦ Trong thủ tục công chứng:

Bộ t pháp có trách nhiệm hớng dẫn về các mẫu giấy tờ để công chứng thì đến nay vẫn cha có mẫu về cầm cố thế chấp bảo lãnh. Trong khi đó theo hớng dẫn của ngân hàng thì phòng công chứng không xác nhận.

Ngoài ra, ta thấy rằng mức lệ phí công chứng 0,2%/số tiền công chứng là cha hợp lý vì trong khi công chứng không phải chịu trách nhiệm về rủi ro và những sai lầm trong hợp đồng thế chấp thì ngân hàng phải gánh chịu mọi rủi ro mà phí tối đa của ngân hàng là 2%/năm trên số tiền bảo lãnh.

Do vậy, Bộ T pháp chỉ nên quy định mức lệ phí công chứng hợp lý và ban hành mẫu giấy tờ công chứng. Điều này sẽ làm giảm phiền toái cho doanh nghiệp và thuận tiện cho ngân hàng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.

♦ Về thế chấp tài sản:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan đăng ký thế chấp. Quản lý đ- ợc việc đăng ký thế chấp sẽ tránh đợc hiện tợng một tài sản đợc đem thế chấp ở nhiều ngân hàng.

- Hiện nay, Bộ tài chính đã chấp thuận cho các doanh nghiệp đợc sử dụng các tài sản thuộc sở hữu Nhà nớc để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nếu DNNN bị phá sản thì phần tài sản cũng đợc xử lý theo luật phá sản của DNNN hiện hành. Thế nhng, việc thế chấp tài sản của các DNNN chỉ mang tính hình thức, thực tế ngân hàng không phát mại tài sản này đợc vì Tổng cục Quản lý vốn và tài sản không xác nhận “chấp nhận cho các doanh nghiệp dùng tài sản này để thế chấp” mà chỉ xác nhận “tài sản này thuộc quyền quản lý và sử dụng” mà thôi. Chính vì vậy, nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp không trả đợc nợ thì ngân hàng cũng không thể thu hồi đợc nợ thông qua việc phát mại tài sản trên, dẫn đến ngân hàng phải gánh chịu mọi hậu quả. Trớc tình hình đó, các cơ quan hữu quan có thể xem xét và giải quyết theo các hớng sau:

+ Tiếp tục duy trì chế độ thế chấp, cầm cố tài sản đối với DNNN nhng trong đó Tổng Cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nớc đồng ý cho phép ngân hàng có thể phát mại các tài sản trên để thu hồi nợ. Nếu không các cơ quan này phải có trách nhiệm đền bù thay cho các doanh nghiệp.

+ Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, xác định rõ quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp đối với tài sản đem thế chấp.

- Đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, pháp lý (các thủ tục hành chính để phát mại tài sản, giải quyết việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho ngời mua lại tài sản) tạo điều kiện cho tài sản đợc mua bán, chuyển nhợng dễ dàng, nhanh chóng

♦ Chính phủ các Bộ ngành có liên quan cần thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đấu thầu thực hiện hợp đồng theo thông lệ quốc tế đảm bảo chắc chắn những công trình đợc gọi thầu đã có vốn đầu t nhằm ngăn ngừa rủi ro về phía ngân hàng do ngân sách thiếu vốn hay chậm thanh toán.

♦ Mặt khác Nhà nớc ta chủ trơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ nhiều năm nay song trong chính sách với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy không còn bị phân biệt đối xử song cha thực sự đợc bình đẳng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh. Về vấn đề này, Nhà nớc nên tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế và nhanh chóng hoàn thành quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

♦ Về môi trờng kinh doanh:

- Tiếp tục xây dựng một cơ chế thị trờng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tín dụng - tiền tệ và giá cả. Củng cố thị trờng vốn và thị trờng tài chính hiện có, đồng thời không ngừng đẩy mạnh hoạt động của thị trờng chứng khoán tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng loại hình bảo lãnh chứng khoán.

- Cải cách các chính sách kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế với nớc ngoài. Khẩn trơng thực hiện môi trờng đầu t trong nớc và đầu t ngoài nớc. Cải cách chính sách chế độ về xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nớc. Có chính sách thuế quan và chống buôn lậu nhằm bảo vệ lợi ích ngời sản xuất và ngời tiêu dùng trong nớc đối với một số ít các mặt hàng chọn lọc. Thực hiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trờng trong nớc.

Ngoài ra cần cải cách hệ thống tài chính và thuế, kiện toàn hệ thống NSNN, tăng cờng công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ quản lý Nhà nớc và cán bộ quản lý kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách kinh tế và mở rộng…

Một phần của tài liệu một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại nhno&ptnt nam hà nội (Trang 51 - 53)