2. 3 Đông lạnh trứng theo phƣơng pháp 2
3.2. Kết quả nội dung 2
3.2.1. Kết quả thu nhận trứng
Hình 3.6. Trứng bò thu nhận từ dịch nang trứng theo phương pháp chọc hút (X40)
Bảng 3.6. Kết quả thu nhận trứng bò
Số đợt TN Số buồng
trứng Tổng trứng
Số trứng
buồng Số đợi TN Số buồng trứng 9 50 909 18,55 ± 1,12 56,51 ± 1,58%
(512 trứng)
18,94 ± 0,0,35% (172 trứng) α < 0,05
Qua 9 lần thực hiện, tổng cộng có 50 buồng trứng với tổng số trứng thu đƣợc là 909 trứng, lƣợng trứng trung bình trên một buồng là 18,55 ± 1,22 trứng. Kết quả này cao hơn các nghiên cứu của Iwasaki và cs., 1987 (14,0); Lonergan và cs., 1991 (9,7).; Nguyễn Thị Ƣớc và cs., 1999 (9,4); Nguyễn Văn Lý và cs., 2006 (14,41). Nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc là khá cao so với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, kết quả này chƣa cao nhƣ nghiên cứu của Pavlok và cs. 1991 (25,87 trứng). Theo báo cáo của thế giới, số trứng thu nhận từ phƣơng pháp chọc hút có thể lên đến 30 trứng/buồng trứng. Kết quả của chúng tôi chƣa thể đạt đƣợc nhƣ vậy có thể do thao tác chọc-hút trong điều kiện ánh sáng hạn chế dẫn đến việc chọc sót nang trứng chất lƣợng trứng, cũng nhƣ sót trứng trong quá trình soi tìm.
Sau khi tiến hành 9 đợt thí nghiệm, phân loại trên tổng số 909 trứng với kết quả nhƣ sau: Trứng loại A có 512 trứng chiếm tỷ lệ 56,51%; trứng loại B có 172 trứng chiếm tỷ lệ 18,94%; còn lại 225 trứng loại C chiếm 24,55%. Trứng loại A thu đƣợc cao gần gấp 3 lần trứng loại B và gấp 2 lần trứng loại C (Biểu đồ 3.8).
Biểu đồ 3.8. Kết quả thu nhận trứng bò từ mẫu buồng trứng
Tỷ lệ trứng loại A thu đƣợc cao hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Lý và cs. năm 2003 (41,30%); của Hamano và Kuwayama năm 1993 (40,80%). Tuy nhiên, kết quả thu đƣợc vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 90% trong nghiên
cứu của Iwasaki và cs. (1987) khi thu nhận trứng từ nguồn siêu âm. Tỷ lệ trứng loại C thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Lý năm 2006 (28,56%).
Trong số 909 trứng đƣợc phân loại thì những trứng có khả năng dùng cho IVM là trứng loại A và B với tổng số 684 trứng chiếm tỷ lệ 84,92%. Kết quả này cũng cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Lý năm 2006 (76,44%). Điều này cho thấy thao tác chọc-hút trong quá trình thí nghiệm là khá chuẩn, khi thực hiện thao tác chọc-hút nang trứng dùng lực vừa đủ để hạn chế tối đa ảnh hƣởng đến lớp cumulus. Song, để có thể tiếp tục nâng cao hơn nữa tỷ lệ trứng đem nuôi thì cần khắc phục một số hạn chế sau:
■ Nâng cao chất lƣợng nguồn mẫu: Đa số các bò cái giết mổ là những bò cái thải loại, bò già hay bò có sức sinh sản yếu. Các buồng trứng thu đƣợc đôi khi có kích thƣớc nhỏ, không có hình dạng xác định, có thể vàng tồn lƣu. Chất lƣợng buồng trứng ảnh hƣởng đến các kết quả IVM cũng nhƣ IVF.
■ Thao tác thu trứng: Phƣơng pháp chọc-hút cho phép thu đƣợc số lƣợng trứng nhiều, nhanh; do đó làm tăng khả năng thành công khi tiến hành IVM nhờ hạn chế đƣợc các ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng: nhiệt độ, khả năng nhiễm khuẩn, ánh sáng, hàm lƣợng khí Tuy nhiên, chọc-hút có thể làm phá vỡ liên kết của COC, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả IVM. Chính vì vậy, thao tác nhẹ, nhanh với lực vừa đủ sẽ quyết định kết quả thu trứng.