Kết quả nuôi trứng trong ống nghiệm (IVM)

Một phần của tài liệu thu nhận trứng bò, heo để cải thiện quy trình đông lạnh trứng trong điều kiện việt nam (Trang 56 - 59)

2. 3 Đông lạnh trứng theo phƣơng pháp 2

3.1.2. Kết quả nuôi trứng trong ống nghiệm (IVM)

Những trứng loại A và B đem nuôi cấy qua 2 môi trƣờng VM1 và VM2 nhƣ đã trình bày ở trên. Sau 44 giờ, thu và vortex trứng bằng hyaluronidase 0,1% để loại cumulus nhằm quan sát thể cực (Hình 3.2). Thí nghiệm đƣợc tiến hành 10 đạt, kết quả ghi nhận ở Bảng 3.2. và Biểu đồ 3.2.

Hình 3.2. Trứng heo với sự xuất hiện thể cực thứ nhất

Bảng 3.2. Kết quả nuôi trứng heo

Số đợt TN Số trứng đem nuôi Tỷ lệ trứng chín

10 1189 65,42 ± 0,79%

(779 Trứng) α < 0,05

Sau 10 lần thí nghiệm, tổng số đã chọn đƣợc 1189 trứng tốt dùng để nuôi. Sau 44 - 48 giờ nuôi cấy, có 779/1189 trứng chín, đạt tỷ lệ trung bình 65,42 ± 0,79%. Tỷ lệ này khá cao so với tác giả Huỳnh Thị Lệ Duyên (2004) chỉ đạt 18,3%. Đồng thời khi so sánh với một số kết quả đƣợc công bố trên thế giới thì thấy kết quả IVM trứng heo của chúng tôi cũng không có sự cách biệt mấy: Abeydeera Lalantha R. và cs. (1998, 80 - 85%); Kazuhiro và cs. (1999) là 68%; Yamauchi và cs. (1999, 60 - 70%); Marques và cs. (2006) là 65%; Maedomari (2007, 64,5%). Tuy nhiên, kết quả này thấp so với các tác giả khác trên thế giới nhƣ: Iwamoto (2005, 73,00%). Tỷ lệ trứng chín thấp hơn nhƣ thế là do các nguyên nhân sau:

- Địa điểm lấy mẫu nằm cách xa phòng thí nghiệm và thu mẫu vào đêm khuya (24giờ) nên thời gian vận chuyển mẫu về nơi xử lý khá lâu. Bên cạnh đó, dụng cụ ổn nhiệt trong quá trình thu mẫu do đƣợc tự chế nên không đảm bảo hệ thống ổn nhiệt trong quá trình vận chuyển mẫu. Hai yếu tố này ảnh hƣởng gián tiếp đến tỷ lệ sống, chết và sự trƣởng thành của trứng trong quá trình nuôi cấy.

- Mẫu buồng trứng thu nhận từ lò mổ nên không biết rõ độ tuổi, yếu tố di truyền của con giống. Các trứng thu nhận từ buồng trứng có thể ở nhiều giai đoạn khác nhau của sự phát triển nên khả năng trƣởng thành của trứng diễn ra không đồng thời tại một thời điểm.

- Thao tác thu nhận trứng bằng phƣơng pháp chọc hút cũng tác động không tốt đến trứng vì chọc hút bằng kim 18G gây áp lực hút quá mạnh làm mất tính liên kết của phức hợp trứng - cumulus (Cumulus - Oocyte Complex_COC) ảnh hƣởng khả năng trƣởng thành của trứng. Thao tác chuyển trứng bằng hệ thống mouth pipette và pipette Pasteur còn chậm làm cho trứng phải tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, ánh sáng trong khoảng thời gian dài. Chính các lý do này cũng góp phần vào việc ảnh hƣởng đến tỷ lệ trƣởng thành của trứng.

- Bên cạnh đó, do điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép, kết quả là thời gian thực hiện IVM quá lâu nên trứng một phần nào bị thoái hóa. Ngoài ra, chính tác nhân enzyme hyaluronidase, tác động cơ học bằng máy vortex và việc hút rửa loại cumulus và enzyme bằng pipette Pasteur đã tác động xấu đến trứng vì màng tế bào động vật rất mỏng manh, đặc biệt là màng tế bào trứng.

Một phần của tài liệu thu nhận trứng bò, heo để cải thiện quy trình đông lạnh trứng trong điều kiện việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)