II. một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
2. Kiến nghị với Công ty
Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Giang, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tôi thấy việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng ở Công ty có nhiều thành tựu đáng kể. Song bên cạnh những thành tựu, việc ký kết và thực hiện hợp đồng
kinh tế về giao nhận thầu xây dựng của Công ty vẫn còn nhiều điều bất cập cần giải quyết.
Sau đây, tôi xin đề nghị một số giải pháp mang tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng tại Công ty:
Thứ nhất, là những biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Để thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng, vấn đề tài chính là yếu tố khá quan trọng. Để giải quyết vấn đề tạo vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và tăng khả năng hoàn thành công việc đúng thoả thuận, Công ty cần tiến hành hiệu quả một loạt biện pháp nhằm tận dụng triệt để các cơ hội làm tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, đặc biệt là trong thời gian tới nh sau:
+ Tận thu vốn của các chủ đầu t bằng biện pháp thi công dứt điểm, đối chiếu thanh toán kịp thời khi khối lợng hoàn thành nhằm tăng vòng quay của vốn và không để nợ quá hạn thông qua các biện pháp " mềm, dẻo".
+ Xây dựng mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để tranh thủ sự trợ giúp vốn xây dựng và thực hiện cơ chế vay vốn nội bộ để tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với các nhà thầu lớn trong nớc nh VINACONEX, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Công ty cầu 14...
Nh vậy, khi nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng, Công ty có thể tham gia thực hiện các hợp đồng giao thầu xây dựng có giá trị lớn và có thể vốn để thuê trang thiết bị thi công hiện đại, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
Thứ hai, trên cơ sở kiểm tra số, chủng loại, chất lợng, cơ cấu các loại tài sản, vật t, thiết bị, có kế hoạch điều động sắp xếp và đầu t thích hợp từng loại trang thiết bị thi công, dụng cụ quản lý, dụng cụ cầm tay phù hợp với nhiệm vụ thi công từng công trình để phát huy hiệu quả đầu t, tăng năng lực sản xuất. Khi năng lực về máy móc thiết bị của Công ty đợc nâng cao thì sẽ tăng đợc năng lực cạnh tranh trong thi công với các nhà thầu phụ khác, đồng thời sẽ khiến các nhà thầu chính cũng nh chủ đầu t an tâm hơn về chất lợng công trình mà Công ty tiến hành thực hiện. Việc quản lý vật t chặt chẽ, hợp lý còn giúp cho Công ty trong việc nâng cao chất lợng quản lý nói chung, góp phần xây dựng Công ty ngày càng một lớn mạnh là một kế
hoạch chủ yếu trong năm 2003 của lãnh đạo Công ty và đó cũng là một mục tiêu lâu dài.
Thứ ba, xây dựng một hệ thống chuyên trách về Marketing trong Công ty nhằm thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, xây dựng kế hoạch dự báo giá cả linh hoạt để có thể ứng biến kịp thời với sự biến động của thị trờng. Trên thực tế, nớc ta mới trải qua hơn chục năm phát triển theo cơ chế thị trờng, nhng công tác Marketing đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, dù ít dù nhiều cũng đã chú ý đến công tác này. Marketing tạo ra chất lợng, hiệu quả, giá cả, sự phục vụ phù hợp với yêu cầu thị trờng.
Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thực ra cho đến nay vẫn cha định hình một cách cụ thể ở bất kỳ một doanh nghiệp xây dựng nào ở Việt Nam. Các doanh nghiệp thờng tuỳ theo các nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động Marketing. Trên thực tế, công tác này có tồn tại một số hoạt động ngầm bị pháp luật cấm, nhng các doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để thực hiện nhằm giành giật u thế cho mình. Mức độ hoạt động này phụ thuộc vào quy mô, tầm vóc, mối quan hệ với các cấp, các ngành của mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thờng bao gồm các nội dung sau:
+ Thu thập các thông tin về tình hình biến động giá cả của thị trờng để có biện pháp điều chỉnh giá hợp lý cũng nh việc thông tin kịp thời cho chủ đầu t và nhà thầu chính biết để đàm phán, thoả thuận nhằm tránh các rủi ro cho Công ty.
+ Thu thập các thông tin về tình hình xây dựng cơ bản trên thị tr- ờng( trong và ngoài nớc) để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời các yếu tố, nguồn lực phục vụ công tác thi công sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Công ty.
+ Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong hợp đồng giao nhận thầu phụ ( về năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm...) để có biện pháp đề xuất, ứng phó kịp thời nhằm nâng cao khả năng đợc chọn làm nhà thầu phụ cũng nh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thứ t, cần tăng cờng các biện pháp nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ của Công ty trên tất cả các mặt nh: ngoại ngữ, pháp luật và cả kinh nghiệm thực tế. Mục tiêu đặt ra là phải có những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết sâu sắc cũng nh có khả năng phân tích chính xác tình
hình thực tế trong và ngoài nớc. Để nâng cao kiến thức về pháp luật kinh doanh cho đội ngũ cán bộ Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:
+ Tổ chức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
+ Cử các cán bộ chuyên môn đi học nâng cao ngiệp vụ tại các trung tâm đào tạo nh các trờng Đại học, các vụ, viện...
+ Tham gia xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật tại Công ty.
Cuối cùng, để thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng một cách nhanh chóng và hiệu quả, Công ty cần hoàn thiện các điều khoản hợp đồng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, xây dựng các điều khoản "mở" có tính linh động để có thể thích ứng với tình hình thực tế khi tiến hành đàm phán ký kết mà vẫn đúng pháp luật.
kết luận
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, sự phát triển nền kinh tế thế giới và các nớc trong khu vực đã đặt ra cho chúng ta nhiều thử thách cũng nh những triển vọng mới. Vì thế chúng ta cần phải phát triển công nghiệp, công nghệ theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc để nhanh chóng hoà nhập vào sự phát triển chung.
Với nền kinh tế còn nghèo nàn thì việc hoà nhập nền kinh tế nớc ta vào sự phát triền của nền kinh tế thế giới là rất cần thiết. Nó sẽ tạo ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhng để có thể thực hiện việc này một cách nhanh chóng thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Sự cải cách về pháp luật, việc tạo ra một hệ thống pháp luật vững chắc, chặt chẽ, tiến bộ sẽ tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể từ đó chúng ta có thể dễ dàng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và lựa chọn đối tác, cũng nh nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, liên quan đến hầu hết các nghành kinh tế kỹ thuật khác. Vì vậy, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu t xây dựng là vấn đề cần thiết. Bài viết này đã nghiên cứ tổng quát chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng nh khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc ký kết, cách thức ký kết, cũng nh các nội dung cần thoả thuận trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khi ký kết... một số vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng. Trên cơ sở phân tích và đánh gía thực trạng áp dụng chế độ pháp lý đó tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Giang, bài viết có đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cho việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về đầu t xây dựng - hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế cha nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Em mong đợc sự giúp đỡ góp ý của thầy cô giáo, bạn bè và các anh chị trong Phòng Dự án Công ty Long Giang để bài viết đợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật kinh doanh - Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Giáo trình Luật kinh tế - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Giáo trình Luật doanh nghiệp, Luật hợp đồng, Luật lao động - Trờng ĐHQL&KD
4. Bộ luật Dân sự nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995
5. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989
6. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/03/1994
7. Nghị định số 17 - HĐBT ngày 16/01/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
8. Nghị định số 52/CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu t và xây dựng
9. Nghị định số 12/2000/NĐ- CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu t và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 08/07/1999
10. Nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu
11. Nghị định số 14/2000/NĐ- CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành trong Nghị định số 88/CP ngày 01/09/1999
12. Quyết định số 18 - HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh
13. Quyết định số 204- TTg ngày 28/04/1995 của Thủ tớng Chính phủ về việc tổ chức Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
14. Quyết định số 14- TTg ngày 16/02/1996 của Thủ tớng Chính phủ về việc mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
15. Thông t số 108/TT-PC ngày 19/05/1990 hớng dẫn thực hiện Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17- HĐBT ngày 16/01/1990
16. Thông t số 109/TT- PC ngày 24/05/1990 hớng dẫn thực hiện Quyết định 18- HĐBT ngày 16/01/1990
17. Thông t số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000 hớng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu
18. Thông t số 14/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 hớng dẫn việc xử lý việc chuyển đổi quản lý các dự án đầu t và xây dựng theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000
20. Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật- Viện nghiên cứu Nhà nớc và Pháp luật, các số năm 1998, 1999
mục lục
trang
Mở đầu...1
Chơng I - cơ sở pháp lý của hợp đồng giao nhận thầu xây dựnG...3
I. Hoạt động đầu t xây dựng và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...3
1. Đặc điểm và vai trò của hoạt động đầu t xây dựng trong nền kinh tế quốc dân...3
2. Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...8
II. Chế độ ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. . .15
1. Nguyên tắc ký kết Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...15
2. Chủ thể ký kết hợp đồng...18
3. Hình thức và nội dung của Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...21
4. Thủ tục ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...27
iii. chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...29
1.Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...29
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...32
3. Trách nhiệm pháp lý trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...34
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...38
Chơng II - Công ty trách nhiệm hữu hạn long giang và thực tiễn áp dụng hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng...42
I. giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn long giang...42
1. Quá trình hình thành và phát triển...42
2. Hệ thống tổ chức và bộ máy của Công ty...43
3. Đặc điểm về lao động ở Công ty...46
II. Thực tiễn áp dụng hợp đồng giao nhận thầu xây
dựng tại Công ty long giang...53
1. Tình hình tham gia đấu thầu tại Công ty...53
2. Ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty...56
III. tình hình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty Long Giang...63
1. Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng...63
2. Thực hiện các cam kết thoả thuận trong hợp đồng...64
3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng tại Công ty...67
4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp kinh tế tại Công ty...69
5. Thanh lý hợp đồng...70
Chơng III - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty Long Giang...72
I. Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty...72
1.Những thành tựu mà Công ty đạt đợc trong thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng...72
2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng tại công ty...74
II. một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty Long giang...78
1. Kiến nghị với Nhà nớc...78
2. Kiến nghị với Công ty...85
Kết luận...89