Công tác huy động vốn:

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch i - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 35)

triển Việt Nam

2.1.3.1.Công tác huy động vốn:

Với một Ngân hàng hay một doanh nghiệp cũng vậy, yếu tố đầu vào là một nhân tố quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận. Với Ngân hàng, nguồn vốn huy động đợc chính là yếu tố đầu vào. Ngân hàng có đáp ứng đợc nhu cầu xã hội hay không, có đa ra đợc một mức giá cạnh tranh hay không, có thu hút đợc một lợng khách hàng nhiều hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác huy động vốn của Ngân hàng đó.

Nhận thức đợc vấn đề trên, Sở giao dịch I luôn đặc biệt coi trọng đến công tác huy động vốn với các hình thức đa dạng nh: nhận tiền gửi bằng

đồng Việt Nam và Ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dới mọi hình thức phong phú: tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức đa dạng; huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn và nhiều hình thức huy động khác với lãi suất khá hấp dẫn.

Có thể thấy đợc sự biến động tình hình huy động vốn theo đối tợng khách hàng của SGDI giai đoạn 2001- 2003 qua bảng số liệu sau:

(Số liệu từ phòng Kế hoạch - Nguồn vốn)

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1. Tiền gửi khách hàng 1.953.133 2.338.372 2.771.700

+ Tiền gửi không kỳ hạn 633.032 666.279 556.410 + Tiền gửi có kỳ hạn 1.320.101 1.672.093 2.215.290

2. Tiền gửi dân c 4.392.226 5.288.373 5.165.807

+ Tiết kiệm 2.349.607 2.508.236 2.404.572

+ Kỳ phiếu 903.629 1.670.934 1.688.811

+ Trái phiếu 1.138.990 1.109.203 1.072.424

3. Huy động khác 96.493 184.877 470.793

Tổng cộng 6.441.852 7.811.622 8.408.300

Bảng số liệu trên cho thấy nhìn chung mức huy động vốn của SGDI tăng nhanh qua các năm. Tổng mức huy động năm 2002 tăng 21,26% so với năm 2001 và mức huy động năm 2003 cũng tăng 7,64% so với năm 2002. Trong cơ cấu nguồn thì tiền gửi dân c chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2001 chiếm 68,18%, năm 2002 chiếm 67,69% và năm 2003 tỷ lệ này là 69,34%. Huy động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Trong năm 2003, ngay từ đầu năm các NHTM đã có cuộc cạnh tranh mạnh mẽ quyết liệt đặc biệt là huy động vốn bằng VND trên địa bàn Hà nội. Trớc tình hình đó, với vai trò là đầu tàu của hệ thống, SGDI đã theo dõi sát sao thị trờng tài chính, nhận định dự trù thu chi để đa ra lãi suất hợp lý, tính hấp dẫn cao nhằm thu đợc nguồn vốn lớn phục vụ cho công tác tín dụng thanh toán tại SGDI và góp phần đắc lực để điều hoà nguồn vốn trong toàn hệ thống. Tính đến 31/12/2003, số d huy động đạt 8.408,3 tỷ đồng, tăng 10,25% so với năm trớc. Thị phần huy động vốn trên địa bàn chiếm

7% tổng nguồn vốn huy động của ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Cũng trong năm này, SGDI đã tiếp cận mở rộng số khách hàng có tiềm năng tiền gửi thanh toán để khai thác kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nhằm ổn định cơ cấu và hạ giá thành đầu vào. Con số này đạt 2.771.700 triệu đồng, tăng 433.328 triệu đồng (18,53%) so với năm 2002. Trong năm 2003, Sở đã tiếp thị và khai thác đợc trên 1000 cá nhân sử dụng thẻ ATM, trên 200 doanh nghiệp mới mở tài khoản tiền gửi.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch i - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 35)