Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam:

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch i - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 47)

triển Việt Nam

2.2.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam:

dịch I - Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam:

2.2.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam: Đầu t và Phát triển Việt Nam:

Với mong muốn đáp ứng và thoả mãn ngày một đầy đủ hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất là nhóm khách hàng truyền thống là các chủ

đầu t công trình, các nhà thầu thi công xây lắp, năm 1995, SGDI đã mạnh dạn áp dụng dịch vụ bảo lãnh. Là một trong những Ngân hàng triển khai sớm nhất dịch vụ bảo lãnh, trong giai đoạn đầu thực hiện, SGDI đã gặp không ít khó khăn do sự thiếu hiểu biết của khách hàng, thiếu sự chỉ đạo, điều tiết của hệ thống văn bản pháp quy và bởi đây còn là một lĩnh vực quá mới mẻ đối với cán bộ Ngân hàng. Qua thời gian, cùng với sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp quy, với sự tìm tòi học hỏi không ngừng của các cán bộ, Lãnh đạo Sở, hoạt động bảo lãnh tại Sở càng ngày càng phát triển hơn, số lợng khách hàng tăng lên, nhiều hình thức bảo lãnh phong phú đợc triển khai, doanh số/số d/số món/thu nhập từ hoạt động bảo lãnh tăng và chất lợng hoạt động bảo lãnh càng ngày càng đợc củng cố. Đặc biệt giữ gìn và phát huy nghề nghiệp truyền thống của NH ĐT&PT VN, các loại bảo lãnh trong xây dựng bao gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành chất lợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trớc phát triển rất mạnh mẽ.

Có thể thấy kết quả hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I trong thời gian gần đây qua bảng số liệu sau:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số d BL Tỷ trọng (%) Số d BL Tỷ trọng (%) Số d BL Tỷ trọng (%) Bảo lãnh dự thầu 127,39 8,34 248,52 12,65 419,78 13,28 BL thực hiện hợp đồng 713,51 46,71 936,72 47,68 1257,13 39,77 BL tiền ứng trớc 379,58 24,85 437,52 22,27 874,65 27,67 Bảo lãnh bảo hành 29,33 1,92 26,13 1,33 45,83 1,45 Bảo lãnh vay vốn 93,63 6,13 98,03 4,99 209,57 6,63 Bảo lãnh thanh toán 34,52 2,26 50,10 2,55 110,64 3,5 Bảo lãnh khác 149,54 9,79 167,58 8,53 243,40 7,7

Tổng 1527,5 100 1964,6 100 3161 100

Biểu đồ 1. Mức tăng số d bảo lãnh qua các năm:

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ trên chúng ta có thể thấy hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây đã có một sự tăng trởng rõ rệt. Số d bảo lãnh qua các năm liên tục tăng, từ mức 1527,5 tỷ đồng năm 2001 lên đến 1964,6 tỷ đồng năm 2002, tăng 28,62%. Đặc biệt sang năm 2003, con số này đạt

3161 tỷ đồng, tăng 60,89% so với năm 2002. Nh vậy, mức tăng trởng về số d bảo lãnh qua các năm cả về số tuyệt đối và tơng đối đều rất cao. Đây là một một minh chứng hết sức sinh động về sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây. Bớc phát triển này cũng là một điều tất yếu vì nó đã phản ánh đúng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế xã hội nớc ta và của địa bàn Hà nội trong những năm gần đây đồng thời nó cũng phản ánh rõ nét những nỗ lực, cố gắng của ban Lãnh đạo, các cán bộ Sở đặc biệt là cán bộ thực hiện bảo lãnh trong việc từng bớc phát triển hoạt động bảo lãnh phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp cũng nh nền kinh tế và nâng cao uy tín của Ngân hàng.

Theo loại hình bảo lãnh:

Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cung cấp cho khách hàng các loại bảo lãnh sau:

Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trớc

Bảo lãnh bảo hành chất lợng sản phẩm

Bảo lãnh vay vốn trong nớc

Bảo lãnh vay vốn nớc ngoài

Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh đối ứng

Bảo lãnh nộp thuế

Bảo lãnh khác theo yêu cầu

Nh vậy, các loại hình bảo lãnh mà Sở giao dịch I cung cấp cho khách hàng rất phong phú tuy nhiên chỉ có các loại bảo lãnh trong xây dựng (bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành chất lợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trớc) là phát triển mạnh mẽ hơn cả. Năm

2001, tỷ trọng các loại bảo lãnh trong xây dựng chiếm tới 81,82%, năm 2002 chiếm 83,93% và đến năm 2003 thì con số này là 82,17%.

Biểu đồ 2. Tỷ trọng số d các loại bảo lãnh trong xây dựng so với tổng số d các loại bảo lãnh

Biểu đồ 3. Tỷ trọng số d các loại bảo lãnh tại SGDI năm 2003.

Bảo lãnh dự thầu có đặc điểm là giá trị của mỗi món bảo lãnh không lớn, cha đến 5% giá bỏ thầu do đó tỷ trọng số d của loại bảo lãnh này không cao: 8,34% năm 2001; 12,65% năm 2002; 13,28% năm 2003, tuy nhiên bảo lãnh dự thầu lại gồm rất nhiều món phát sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp vì phần lớn khách hàng của Sở giao dịch I là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu t xây dựng cơ bản. Khi tham gia dự thầu, chủ đầu t thờng yêu cầu các nhà thầu phải có bảo lãnh của một Ngân hàng uy tín để đảm bảo rằng họ sẽ đợc bồi thờng nếu các bên dự thầu vi phạm quy chế đấu thầu hay để chắc chắn việc tham gia đấu thầu của các nhà thầu là hoàn toàn nghiêm túc. Bảo lãnh dự thầu do SGDI - NH ĐT&PT VN cung cấp đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo lãnh cho các khách hàng của mình.

Bảo lãnh dự thầu cũng là tiền đề phát sinh các nhu cầu bảo lãnh tiếp theo sau khi doanh nghiệp đã trúng thầu đặc biệt là trong các hợp đồng thi công xây lắp và đem lại một khoản phí đáng kể cho Ngân hàng.

Với bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Là loại bảo lãnh chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số d bảo lãnh tại SGDI: 42,71% năm 2001; 41,68% năm 2002; 39,77% năm 2003. Loại bảo lãnh này có giá trị lớn, chiếm từ 10% đến 15% giá trị hợp đồng. Bảo lãnh này thờng là giai đoạn tiếp theo bảo lãnh dự thầu sau khi các nhà thầu đã trúng thầu, nhằm đảm bảo với chủ đầu t rằng nhà thầu sẽ thực hiện đúng cam kết đã ký. Do giá trị lớn nên loại bảo lãnh này đòi hỏi phải có các loại hình bảo đảm cho bảo lãnh khá chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Với bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trớc:

Loại bảo lãnh này cũng chiếm một tỷ trọng tơng đối lớn, chỉ sau bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 23,85% năm 2001; 22,27% năm 2002; 27,67% năm 2003. Đối với các nhà thầu, trong khả năng vốn còn hạn hẹp, họ thờng yêu cầu chủ đầu t hỗ trợ một phần tiền ứng trớc mặt khác để đảm bảo an toàn, chủ đầu t cũng yêu cầu có một Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo hoàn trả

tiền ứng trớc nếu đối tác không thực hiện đúng hợp đồng. Giá trị bảo lãnh chiếm từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng.

Với bảo lãnh bảo hành:

Loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng không lớn: 1,92% năm 2001; 1,33% năm 2002; 1,45% năm 2003. Giá trị bảo lãnh chỉ chiếm từ 2-5% giá trị hợp đồng nhng mức độ rủi ro cũng khá cao bởi nếu xảy ra hiện tợng gì với công trình sau khi thi công mà chủ thầu không khắc phục đợc thì Sở giao dịch I sẽ phải thanh toán cho chủ đầu t nhng Ngân hàng thờng không yêu cầu khách hàng có bảo đảm chặt chẽ nh các loại bảo lãnh khác.

Với bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán:

Thờng đợc doanh nghiệp sử dụng khi tham gia vào quan hệ tín dụng và thơng mại quốc tế. Mặt khác theo quy định của NH ĐT&PT VN, tất cả các món bảo lãnh có giá trị vợt quá một giới hạn quy định thì chi nhánh phải chuyển lên Trung ơng thực hiện. Mức phí vẫn cha hấp dẫn, trình độ thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng liên quan đến phạm vi quốc tế cha cao so với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn nh Ngân hàng Ngoại thơng, các chi nhánh Ngân hàng nớc ngoài... cũng là một nguyên nhân khiến cho hai loại bảo lãnh này cha thực sự hấp dẫn khách hàng. Do đó, số d hai loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số d bảo lãnh tại SGDI.

Bên cạnh các loại bảo lãnh trên, Sở giao dịch còn thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh khác theo yêu cầu của khách hàng, chiếm một tỷ trọng không lớn, cha đến 10% trong tổng số d bảo lãnh.

Về

đối t ợng khách hàng :

Khách hàng của Sở giao dịch phần lớn là các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nớc và các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực đầu t xây dựng cơ bản.

Năm 2003, tỷ trọng số d bảo lãnh cho các doanh nghiệp quốc doanh là 89%, còn lại bảo lãnh cho các thành phần kinh tế khác.

Biểu đồ 4. Tỷ trọng số d bảo lãnh theo đối tợng khách hàng.

Về phí thu từ hoạt động bảo lãnh.

Đây là nguồn thu nhập của Ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng khi tham gia bảo lãnh thì bắt buộc phải nộp khoản phí bảo lãnh dựa trên cơ sở mức phí do Ngân hàng đa ra và giá trị, thời gian của khoản bảo lãnh.

Công thức tính phí bảo lãnh tại Sở nh sau:

Phí phải thu = Số tiền đợc BL * Mức phí BL * Số ngày BL thực tế

360

Trong môi trờng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn thì việc Ngân hàng đa ra mức phí bảo lãnh nh thế nào có ảnh h- ởng và tác động rất lớn đến việc thu hút khách hàng của Ngân hàng mình.

Thu phí từ hoạt động bảo lãnh qua các năm:

Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Phí thu đợc (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Phí thu đợc (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Phí thu đợc (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1. Dịch vụ bảo lãnh 6.05 32,26 8,1 33,33 11,94 41,89 2. Dịch vụ khác 12,705 67,74 16,2 66,67 16,56 58,11

Tổng 18,755 100 24,3 100 28,5 100

Biểu đồ 5. Mức tăng trởng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh qua các năm:

Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy rõ nguồn thu từ dịch vụ của Ngân hàng qua các năm đạt mức tăng trởng rất cao: năm 2002 đạt 8,1 tỷ tăng 33,88% so với năm 2001; năm 2003 đạt 11,94 tỷ đồng tăng 47,71% so với năm 2002 và tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Điều này cho thấy SGDI đã ngày càng quan tâm đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của mình. Đây cũng chính là xu hớng phát triển chung của các Ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên so vởi tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu từ dịch vụ trong đó có thu về bảo lãnh còn chiếm một tỷ lệ quá khiêm tốn. Năm 2003, thu dịch vụ chỉ chiếm 13,9% trong tổng lợi nhuận trớc thuế của Sở giao dịch I. Vì vậy trong thời gian tới Sở cần quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh để tăng lợi nhuận nói chung và tăng thu từ hoạt động bảo lãnh nói riêng đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch i - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w