Hoàn thiện công tác đảm bảo cho bảo lãnh:

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch i - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 63 - 65)

và phát triển Việt Nam

3.2.5. Hoàn thiện công tác đảm bảo cho bảo lãnh:

Đánh giá, theo dõi các loại hình đảm bảo là một nội dung xuyên suốt từ khi Ngân hàng thẩm định hồ sơ bảo lãnh, phát hành bảo lãnh cho đến khi kết thúc giao dịch bảo lãnh. Giá trị các khoản đảm bảo cho bảo lãnh là

nguồn thu dự phòng của Ngân hàng khi khách hàng không thực hiện cam kết với bên thứ ba buộc Ngân hàng phải trả thay trong giao dịch bảo lãnh. Do đó đảm bảo cho bảo lãnh là cơ sở để hoạt động bảo lãnh diễn ra an toàn. Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm cho bảo lãnh, Sở giao dịch cần lựa chọn để áp dụng các hình thức bảo đảm thích hợp đối với từng loại bảo lãnh, từng loại khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình tuy nhiên vẫn đảm bảo quy định của Ngân hàng cấp trên.

Phân loại kỹ khách hàng và loại tài sản đảm bảo cho bảo lãnh để quy định đợc mức bảo đảm vừa thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh, vừa đảm bảo độ an toàn. Chỉ đối với những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, tín nhiệm với Ngân hàng mới có thể xem xét đảm bảo bằng tín chấp. Đối với bảo đảm bằng tài sản cần xem xét khả năng phát mại, mức độ rủi ro để quyết định giá trị món bảo lãnh.

Khi thực hiện các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh, cần đặc biệt chú ý về điều kiện của tài sản đảm bảo, định giá tài sản phải hợp lý, xác định rõ phạm vi bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm chuyển giao tài sản, giấy tờ, quản lý tài sản đảm bảo; năng lực tài chính, năng lực pháp lý, mức trách nhiệm của ngời bảo lãnh, tài sản đảm bảo của ngời bảo lãnh nếu là bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba; tính pháp lý và trách nhiệm của doanh nghiệp đợc bảo lãnh nếu là bảo lãnh bằng tín chấp.

Về thủ tục bảo đảm: Lập hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các nội dung đồng thời phải xác định rõ về việc xử lý tài sản. Ngoài ra cần lu ý việc xác nhận, đăng ký các hợp đồng bảo đảm theo quy định. Trong điều kiện nớc ta hiện nay, khi ký kết hợp đồng bảo đảm cần có sự tham gia đầy đủ chính xác của chủ sở hữu tài sản, những ngời thừa kế, đồng sở hữu tài sản tránh gây ra những tranh chấp sau này khi Ngân hàng tiến hành phát mại tài sản.

Tài sản thế chấp thờng bị hao mòn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh đòi hỏi Sở phải làm tốt công tác định kỳ định giá lại tài sản thế chấp. Việc định giá này có thể căn cứ vào mức trích khấu hao trong sổ sách của

doanh nghiệp đồng thời cán bộ thực hiện bảo lãnh định kỳ kiểm tra tình hình thực tế tại doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực. Khi giá trị tài sản thế chấp ở dới mức quy định, Sở cần yêu cầu khách hàng cấp thêm để đảm bảo an toàn cho hoạt động Bảo lãnh ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch i - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w