II. SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG – XU THẾ TẤT YẾU
3. Những khó khăn của người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm thân
Theo như phân tích ở trên thì sản phẩm thân thiện với môi trường là một khái
niệm rất rộng. Có những sản phẩm chỉ cần nghe tên thôi là người tiêu dùng có thể
nhận ra ngay đó là sản phẩm thân thiện với môi trường. Cũng có những sản phẩm
thân thiện với môi trường nhưng người tiêu dùng lại không nhận ra bởi khái niệm
thân thiện với môi trường chưa được người tiêu dùng hiểu một cách đầy đủ. Do đó,
rất nhiều người đã gặp khó khăn trong việc tìm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường mặc dù họ rất quan tâm và muốn sử dụng.
3.1. Khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm
Một trong những khó khăn lớn nhất mà “người tiêu dùng xanh” thường gặp
phải đó là sự phân biệt các mặt hàng. Thật không đơn giản để biết đâu là mặt hàng
thực sự sạch và đâu là mặt hàng được khuếch trương nhằm tăng doanh thu của nhà
sản xuất và doanh nghiệp.
Tác giả và nhóm biên tập trang web nhansinhthai.com của câu lạc bộ “Đạp
xe vì môi trường” (C4E) 4
4
Câu lạc bộ “Đạp xe vì môi trường” (C4E – Cycling for Environment) là một câu lạc bộ tình nguyện, được
thành lập ngày 2/12/2007 nhằm mục đích truyền thông tới cộng đồng các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, là hội viên của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản phẩm thân thiện
với môi trường và nhãn sinh thái vào tháng 4/2009. Cuộc khảo sát này được tiến
hành với đối tượng rất đa dạng, từ các cụ, các bác, đến các bạn sinh viên, các em học sinh, từ thành thị đến nông thôn. Chúng tôi đã khảo sát qua internet và phát
Kết quả thu được cho thấy, mức độ mắc sai phạm ảnh hưởng đến môi trường
của người dân khá cao, khoảng 83% số người được hỏi thường xuyên mắc sai phạm như vứt rác bừa bãi… Chỉ có 4% số người được hỏi tin tưởng mình chưa từng mắc
sai phạm, số còn lại mắc ít (xem biểu đồ 3).
Biểu đồ 3: Mức độ mắc sai phạm ảnh hưởng đến môi trường của người dân
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả và trang web nhansinhthai.com
Cũng theo đó, gần một nửa số người được hỏi (42%) cho rằng báo cáo của
một công ty về môi trường ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định mua hàng của
họ. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là các doanh nghiệp Việ t Nam chưa quan tâm đến báo cáo môi trường của doanh nghiệp mình. 32% số người cho rằng tùy từng
sản phẩm mà họ quan tâm đến báo cáo môi trường của các công ty, đặc biệt là các
thực phẩm như sữa, tương.
Chỉ có khoảng 8% số người có biết nhiều về các sản phẩm thân thiện với môi trường, đa số (74%) chỉ biết ít về sản phẩm thân thiện với môi trường. Nói là biết về
sản phẩm này nhưng rất ít người có thể kể chính xác một sản phẩm thân thiện với môi trường. Các sản phẩm mà mọi người hay kể ra là túi giấy, bình nước nóng chạy
Biểu đồ 4: Mức độ hiểu biết về sản phẩm thân thiện môi trường
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả và trang web nhansinhthai.com
Mặc dù những chiến dịch truyền thông nhằm giáo dục người dân về sự thay
đổi khí hậu trong những năm gần đây được đầu tư và khuyến khích rất nhiều, song
chỉ có 56% người được hỏi đồng ý với quan điểm “Sự nóng lên của toàn cầu, hay sự thay đổi khí hậu đang diễn ra chủ yếu là do những hoạt động của con người gây ra”.
Biểu đồ 5: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng
Theo biểu đồ 5, giá cả và chất lượng là hai tiêu chí hàng đầu trong việc lựa
chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của họ.
Đa phần câu trả lời của người tiêu dùng về tiêu chí lựa chọn một sản phẩm
thân thiện với môi trường là: Thứ nhất không có thành phần hóa chất độc hại; thứ
hai sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu thân thiện với môi trường; thứ ba sản
phẩm giảm tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng và thứ tư sản phẩm có
bao bì được làm từ vật liệu tái chế (xem biểu đồ 6).
Biểu đồ 6: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh của người tiêu dùng
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả và trang web nhansinhthai.com
Chỉ 43% số người được hỏi biết rõ rằng thế giới đang phải đối mặt với những
cuộc khủng hoảng (như khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực…). 52%
số người có biết ít về các cuộc khủng hoảng này. Có 83% số người thừa nhận mình
từng mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng ít. Trong khi đó chỉ có
13% khẳng định mình thường xuyên mắc sai phạm.
Có những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp được sản xuất chỉ nhằm nâng cao hình ảnh của họ trong con mắt của công chúng để tăng doanh thu. Cũng có những người thực sự tâm huyết với môi trường nên mới
nghiên cứu làm ra các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường. Nhiều doanh
không dễ dàng gì để duy trì và phát triển nó, bởi trong thời đại thị trường như hiện
nay, doanh thu vẫn là điều quan trọng nhất đối với họ. Các sản phẩm thân thiện với môi trường đòi hỏi một quá trình sản xuất khắt khe và đầu tư tốt, có chọn lọc không như những sản phẩm thông thường chính vì thế các nhà sản xuất vẫn thờ ơ, còn người tiêu dùng chưa thay đổi được thói quen mua hàng truyền thống.
3.2. Cân nhắc giữa giá cả và những lợi ích đi kèm
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường ở tất cả các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, đồ điện tử, may mặc, thực phẩm…
Có những sản phẩm xanh có giá như giá các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên có
rất nhiều sản phẩm giá cao hơn các sản phẩm cùng loại rất nhiều. Nhiều người tiêu
dùng muốn mua các sản phẩm thân thiện này nhưng điều kiện không cho phép. Bên
cạnh đó, lợi ích của họ bao giờ cũng đặt lên trên lợi ích môi trường. Do đó, họ rất
cân nhắc đến vấn đề giá cả khi mua sản phẩm thân thiện với môi trường.
Một điều đáng mừng là hiện nay một số doanh nghiệp đã tìm ra các giải pháp
sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không làm tăng giá cả. Chẳng
hạn như công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã cho ra đời rất nhiều
sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện, bảo vệ thị lực mà giá không đắt hơn các sản
phẩm tương tự trên thị trường. Bóng đèn Compact 1U 11W giá 24.700 VNĐ, chiếu sáng được 4.000 giờ hay bóng đèn Compact CF-S 3U – 20W giá 37.500 VNĐ, tuổi
thọ 5.000 giờ…Các sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với tất cả người dân, ở thành thị cũng như nông thôn. Thực tế là các sản phẩm này của Rạng Đông rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ có vậy, công ty Rạng Đông còn có rất nhiều chương trình giúp đỡ cộng đồng như chương trình “chiếu sáng học đường”, “chiếu
sáng xóm ngõ”… Những chương trình này không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận
với những sản phẩm tốt hơn mà doanh nghiệp còn quảng bá được hình ảnh của
mình đến cộng đồng.
Bên cạnh đó, có nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường chưa đến được
với người dân do giá cả quá cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng. Ví dụ với hệ
thống pin Mặt trời của công ty Cổ phần Mặt trời đỏ. Hệ thống này có nhiều ưu điểm như độ tin cậy và độ bền rất cao, có thể hoạt động tới 35 năm mà hầu như không
cần bảo dưỡng. Hệ thống này gọn nhẹ, có thể lắp ở bất kỳ đâu có ánh sáng mặt trời,
an toàn khi sử dụng và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình của một hệ thống điện mặt trời cho một ngôi nhà khoảng 20.000 USD.
Nếu tính giá này trong suốt 35 năm sử dụng thì rẻ hơn rất nhiều so với dùng điện, nhưng chính khoản đầu tư ban đầu và duy nhất này làm cho rất nhiều người tiêu dùng không đủ tài chính để chi trả. Việc có được hệ thống này trong gia đình vẫn
phải trông chờ nhiều vào sự giúp đỡ của Nhà nước.
Như vậy, vấn đề giá cả không quá khó khăn như việc nhận biết các sản phẩm
thân thiện với môi trường. Nhưng một khi vấn đề này không được giải quyết thì
việc tiếp cận của người dân với những sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là điều đáng bàn.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP