III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC SẢN
1. Khó khăn trong thiết kế sản phẩm bền vững
Việc thiết kế được sản phẩm bền vững không đơn giản chút nào. Thiết kế đòi
hỏi các doanh nghiệp có đủ hiểu biết về kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài ra,
nguồn lực doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để có được những sản phẩm thực
sự bền vững.
Các doanh nghiệp muốn có được sản phẩm bền vững phải trải qua quá trình
nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài, cân nhắc giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích môi trường và xã hội. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ kinh phí để thực hiện. Do đó, liên kết và tìm sự giúp đỡ từ phía nhà nước là một việc cần thiết để các
doanh nghiệp có đủ nguồn lực thiết kế các sản phẩm bền vững. Chẳng hạn, vừa qua Ủy ban Liên minh châu Âu và tổ chức Động vật hoang dã Thế giới đã chính thức
công bố dự án “Xây dựng hệ thống sản xuất bền vững các sản phẩm mây tại
Campuchia, Lào và Việt Nam”. Dự án có tổng kinh phí 2,4 triệu euro do Ủy ban
liên minh châu Âu cùng với Nhà sản xuất đồ gia dụng quốc tế IKEA và tổ chức phát
triển tài chính Đức DEG đồng tài trợ. Trong đó, riêng Việt Nam được hỗ trợ hơn 1
triệu euro. Dự án này không chỉ giúp ngành mây Việt Nam có được những tín hiệu
phát triển mới trong tương lai mà còn giúp Việt Nam đóng góp tiếng nói chung
Vào thời điểm này, chu kỳ phát triển theo chiều rộng của các ngành sản xuất nước ta đã gần như kết thúc; lợi thế về công nhân rẻ cũng đang giảm dần do mức
sống của đại bộ phận dân chúng tăng nhanh và sự cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Trong khi đó, nhiều nhóm sản phẩm có tiềm năng nâng cao giá trị bán thông qua tăng giá trị thương hiệu. Các chuyên gia thiết kế người Việt, nhất là lực lượng
thiết kế trẻ được đào tạo, có tính sáng tạo, có kỹ năng máy tính tốt là những tiền đề
thuận lợi triển khai thiết kế sản phẩm bền vững. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong áp dụng thiết kế sản phẩm bền vững là phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ “an
phận” với vị thế gia công theo đơn đặt hàng; thậm chí đầu tư, kinh doanh theo kiểu
“chộp giật”. Bên cạnh đó, ngành giáo dục hiện còn thiếu cơ sở đào tạo cho ngành đổi mới sản phẩm, kiến thức về đổi mới sản phẩm nằm rải rác trong các môn học
liên quan hoặc tự do học mà có.