II. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔ
5. Nhãn sinh thái
5.3. Xây dựng chương trình cấp nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có chương trình cấp nhãn sinh
thái. Mỗi nước đều có quy trình và tiêu chí riêng phù hợp với điều kiện từng nước. Chương trình nhãn sinh thái chưa được áp dụng tại Việt Nam. Trong năm 2009 này nước ta sẽ áp dụng thí điểm nhãn sinh thái và đến năm 2011 sẽ mở rộng trên toàn
quốc do Tổng cục Môi trường cấp. Quy trình cấp nhãn sinh thái gồm những bước
- Lựa chọn sản phẩm: là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình. Việc lựa chọn sản phẩm có thể được thực hiện theo các đề xuất từ
phía công chúng, các bên có liên quan hoặc trong quá trình khảo sát chứng nhận và
khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng. Từ những đề xuất đó, chương trình tiến hành điều tra khảo sát để đưa ra quyết định có lựa chọn hay không lựa chọn nhóm sản
phẩm để xây dựng tiêu chí cấp nhãn. Việc lựa chọn nhóm sản phẩm được tuân theo
một thủ tục rất chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm được lựa chọn sẽ mang lại hiệu quả đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra tính định hướng cho sản phẩm.
- Thiết lập tiêu chí: xây dựng tiêu chí phù hợp với các tiêu chí quốc tế và khả năng của doanh nghiệp là một công việc hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian,
công sức. Để có thể nhanh chóng xây dựng được tiêu chí phù hợp, theo kinh nghiệm
của các nước như Mỹ, EU, Thái Lan…, quá trình xây dựng tiêu chí trước tiên phải
Khảo sát công chúng
Phê chuẩn tiêu chí cuối cùng
Nộp đơn cho cơ quan chuyên
môn về nhãn sinh thái
Cấp giấy phép
Kiểm tra và xác minh Lựa chọn sản phẩm
có một nhóm khởi thảo tiêu chí, việc lập tiêu chí được dựa trên một số nguyên tắc:
chỉ cấp đối với một giới hạn sản phẩm (thường chiếm từ 5 – 30% thị phần của loại
sản phẩm đó), không tạo ra rào cản để hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài,… sau đó tiến hàng lấy ý kiến rộng rãi từ công chúng để đảm bảo sự tin
cậy và minh bạch của tiêu chí. Khi tiêu chí cuối cùng được lựa chọn, sẽ được công
bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quá trình công khai và tư vấn thích hợp : các chương trình có bả n tin nội
bộ, tạp chí và trang web riêng để giới thiệu về chương trình cũng như cung cấp thông tin cơ bản tới những người quan tâm. Việc mời chuyên gia, đại diện các
ngành công nghiệp, người tiêu dùng, nhà sản xuất nước ngoài tham gia tư vấn cho chương trình có thể tiến hành theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên,
mỗi phương thức đều có những mặt tích cực và hạn chế. Nếu các chuyên gia không
phải là thành viên của tổ chứ, sẽ rất khó có thể có sự tham gia thường xuyên, đầy đủ
của họ trong suốt quá trình, nhưng đối với các chuyên gia là thành viên trong tổ
chức sẽ phải trả lương và đảm bảo các điều kiện làm việc cho họ.
- Tổ chức đăng ký và cấp giấy chứng nhận: khi tiêu chí cho một nhóm sản
phẩm được công bố thì các nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đều có thể đệ trình đơn xin cấp nhãn sinh thái. Mọi sản phẩm và dịch vụ đều phải tiến hành
kiểm tra cũng như nơi đặt địa điểm sản xuất sản phẩm và dịch vụ đều phải được
kiểm tra trước khi ra quyết định sản phẩm có phù hợp hoặc không phù hợp cho việc
cấp nhãn sinh thái. Nếu sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chí và quy định môi trường, cơ quan cấp nhãn sinh thái tiến hành soạn thảo hợp đồng cho phép
doanh nghiệp được sử dụng nhãn sinh thái. Nếu sản phẩm chưa thể cấp nhãn do chưa đáp ứng đủ các yêu cầu và quy định, phải nhanh chóng trả lời người nộp đơn
và giải thích lý do cụ thể.
- Định ra mức phí hợp lý: mức phí này gồm hai phần: phí nộp hồ sơ xin
chứng nhận và phí hàng năm. Mức phí này cần được đưa ra phù hợp để các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia. Việc thiết lập một cơ chế riêng để hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gắn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chung nhóm sản
còn nhiều vấn đề khác có liên quan trong khi tham gia vào chương trình cũng là điều đáng lưu ý.
- Quyết định khoảng thời gian có hiệu lực của tiêu chí: vì tiêu chí được xây
dựng dựa trên thị trường nên thường chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian
nhất định, sau đó sẽ được sửa đổi hoặc hủy bỏ. Tiêu chí dựa trên thị trường được
xây dựng theo nguyên tắc: số lượng sản phẩm được cấp nhãn trên thị trường chỉ nên
chiếm thị phần trong khoảng từ 5 – 30%, sửa đổi hoặc thay thế tiêu chí mới khi có
sự cải tiến công nghệ hoặc xuất hiện công nghệ mới… Việc sửa đổi tiêu chí được
thực hiện dựa trên những điều tra thị trường rất chặt chẽ, nghiêm túc và khoa học. Các tiêu chí thường có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC SẢN XUẤT SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG