Khó khăn trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 70 - 71)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC SẢN

2.Khó khăn trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn

Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về áp

dụng sản xuất sạch hơn như là một công cụ trong bảo vệ môi trường, song trên thực

tế việc áp dụng sản xuất sạch hơn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của sản xuất sạch hơn

còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến sản xuất sạch hơn cũng như thực hiện các

mô hình trình diễn kỹ thuật hiện nay còn đang rất khiêm tốn. Cả nước ta hiện mới

chỉ có 100 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn áp dụng sản xuất sạch hơn, trong khi phần lớn trong tổng số 600.000 doanh nghiệp là vừa và nhỏ đã và đang có các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho sản xuất sạch hơn, trong khi việc tiếp cận các nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà,

rắc rối.

Thứ ba, thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thỏa đáng.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song không mấy mặn mà với sản xuất sạch hơn bởi họ không được trích lợi

nhuận để tái đầu tư, thu nhập của người lao động không được cải thiện. Cá biệt có

doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường cũng chỉ bị xử phạt

hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn.

Thứ tư, nguồn nhân lực về sản xuất sạch hơn còn rất hạn chế. Hiện nay mới

chỉ có 150 người được đào tạo chuyên sâu, trong số đó chỉ khoảng 20% thực sự trở

thành chuyên gia trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 70 - 71)