II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
2. Điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản phẩm thân thiện với mô
2.1. Thực hiện những quy tắc về biến đổi khí hậu
Khi mà khí hậu toàn cầu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, vấn đề môi trường ngày càng được thế giới quan tâm. Và các doanh nghiệp muốn đạt được
thành công cũng cần phải biết thân thiện với môi trường.
Khi quyết định sẽ trở thành một doanh nghiệp xanh tức là các doanh nghiệp đã cam kết thực hiện những quy tắc về biến đổi khí hậu. Bước tiếp theo là định hướng thực hiện nó như thế nào, chiến lược này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Bắt đầu bằng một bản phân tích kỹ lưỡng về ảnh hưởng của doanh nghiệp
trong vấn đề biến đổi khí hậu như một chuỗi liên tiếp các bước hành động. Một số hành động cần thực hiện ngay, một số khác lại phản ánh giới hạn mà doanh nghiệp
muốn tham gia vào bằng những bước chiến lược. Thời gian áp dụng chiến lược tùy
thuộc vào giới hạn doanh nghiệp đó mong muốn tham gia. Bước tiến hành càng
hiện đại, càng cần phải kiểm soát thời gian chặt chẽ hơn.
Biểu đồ 7 cho thấy tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người đều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó lĩnh vực điện lực phát thải khí nhà
kính toàn cầu lớn nhất. Sử dụng đất và hoạt động công nghiệp cũng trong tình trạng đáng báo động. Vì vậy, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì các doanh nghiệp cũng
Biều đồ 7: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính toàn cầu năm 2000 (quy ra CO2tương đương)
Nguồn: Stern Review on Economics of CC, 2007
2.1.1. Kiểm soát được lượng khí thải cacbon
Kiểm kê khí thải và đánh giá lượng cacbon thải ra, sau đó tự đặt câu hỏi liệu
những biến đổi tiềm năng trong chính sách và giá cả thị trường có thể ảnh hưởng như thế nào tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
Một số doanh nghiệp đo được lượng khí thải thực tế, trong khi các doanh nghiệp
khác chỉ tính toán lượng khí thải dựa trên lượng nhiên liệu sử dụng. Những phương
pháp này lấy kết quả dựa trên việc nhân giá trị năng lượng của nhiên liệu tiêu thụ
với lượng cacbon thải ra (lượng cacbon trong mỗi triệu BTU – đơn vị năng lượng
nhiệt ở Hoa Kỳ, xấp xỉ 1060J). Kết quả thu được khi thực hiện phép tính toán này có thể khiến các doanh nghiệp choáng váng.
Hãng giày Timberland đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng không phải quá
trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng mà chính quá trình chế biến
2.1.2. Quản lý rủi ro và bảo vệ đầu ra của quá trình sản xuất
Các doanh nghiệp thường bắt đầu quá trình đánh giá với việc tập trung vào
quản lý rủi ro và bảo vệ đầu ra của quá trình sản xuất. Quá trình này sẽ tập trung nỗ
lực vào những cơ hội hiệu quả. Nếu không quan tâm tới tính hiệu quả, các doanh
nghiệp hoàn toàn có thể đạt được những điều có ý nghĩa. Nếu có thể kiểm soát lượng cacbon theo từng vùng, quyết định này là dành cho các doanh nghiệp. Nếu không, đừng bỏ phí thời gian và nhanh chóng hành động hơn là chờ lộ trình ban hành các điều luật.
2.1.3. Ảnh hưởng của chính sách phát triển
Các doanh nghiệp có thể đưa ra những gợi ý có giá trị hay các biện pháp mà
nhờ nó họ có thể đạt được những chính sách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Sự
thực là các chính phủ không thể làm điều này một mình. Họ không đủ năng lực để
hiểu những ẩn ý trong việc lựa chọn những chính sách khác nhau ở tất cả các ngành
trong nền kinh tế. Các hiệp hội ngành nghề có thể cung cấp những diễn đàn bổ ích
cho tất cả các loại hình doanh nghiệpđể gắn kết với diễn đàn chính sách.