III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC SẢN
4. Khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001
Sau 10 năm triển khai áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007,
mới chỉ có 230 chứng chỉ được cấp. Các chuyên gia về xây dựng hệ thống quản lý môi trường đều có chung nhận xét, doanh nghiệp Việt Nam chưa “mặn mà” với vấn đề môi trường.
Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, sau 2 năm tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời. Thời gian đầu, các công ty Việt Nam áp
dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật
Bản, vì quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001.
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây
dựng, du lịch khách sạn… Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001, gần đây là một loạt khách sạn thành viên thuộc tập đoàn Saigon Tourist.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận
về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng
Theo Trung tâm Năng suất Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất khiến việc triển khai ISO 14001 khó phát triển rộng rãi trong bộ phận
doanh nghiệp là do Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ
các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ
phía khách hàng. Xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu
của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài…) thì có
những doanh nghiệp sẽ không áp dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư
nhất định.
Một nguyên nhân nữa là do các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong
hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ
ràng thì chính sách về môi trường sẽ còn mờ nhạt. Vì vậy, việc xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều người lao động chưa
biết, chưa hiểu chính sách môi trường của doanh nghiệp mình. Điều đó gây hạn chế
trong việc phát huy sự tham gia của mọi thành viên trong công tác bảo vệ môi trường.
Ở một góc độ khác, trong khi nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà với
việc bảo vệ môi trường, một số đơn vị sau khoảng thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 và đạt được mục tiêu môi trường của mình đề ra, lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì tiếp theo. Chẳng hạn, có những doanh nghiệp đã cắt giảm tối đa
việc sử dụng giấy văn phòng và nhận thấy rất khó để có thể giảm được nữa, nhưng
họ vẫn bám lấy mục tiêu đó và cố gắng thực hiện nó một cách chật vật. Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều khía cạnh có thể cải tiến như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,
giảm chất thải… thì lại bỏ qua.
Việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều
doanh nghiệp. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các
phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường.