Triển vọng từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 78 - 112)

I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔ

1. Triển vọng từ phía Nhà nước

Bảo vệ môi trường luôn là điều được Đảng và Nhà nước quan tâm. Rất nhiều

Luật, Nghị định, Quyết định được Nhà nước thông qua. Mới đây nhất Bộ Công thương đã ban hành Quy chế tạm thời về bảo vệ môi trường ngành công thương

ngày 30/12/2008. Ngày 16/11/2006, Thủ tướng Chính phủ cũn g đã ra Thông tư số

08/2006/TT-BCN về hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối

với các sản phẩm sử dụng năng lượng. Trong đó có quy định cụ thể về nguyên tắc,

trình tự dán nhãn, trách nhiệm các bên có liên quan. Đáng chú ý là tại khoản b điều 3 có đưa ra hai hình thức của nhãn tiết kiệm năng lượng là nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng dán cho các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường khi những sản

phẩm này có mức sử dụng năng lượng đạt hoặc vượt tiêu chuẩn do Bộ Công nghiệp quy định theo từng thời kỳ và nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng dán cho

các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu

dùng biết các thông tin để so sánh mức năng lượng tiêu thụ của sản phẩm được dán

nhãn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết dịnh về chương trình

tiết kiệm điện giai đoạn 2006 – 2010 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, xây

dựng ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vì sự phát triển bền vững của đất nước, đưa hoạt động sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vào cuộc sống hàng ngày

của mọi gia đình và xã hội.

Một điều đáng mừng nữa là trong năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư; đề án, chương trình nghiên cứu mà có nhiều hoạt động

bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ cho tất cả các

giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường được ưu tiên. Nhà nước có nhiều chế độ ưu đãi về thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ chi phí đầu vào, hỗ trợ về giá… Điều 24 có nêu: “Nhà nước chi từ kinh phí bảo vệ môi trường cho việc xây dựng các bộ phim

khoa học về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo

vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường”.

Ngoài ra, vửa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra quy định bắt

buộc dán nhãn mác sinh thái trên hàng hóa. Chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp, chủ

yếu là doanh nghiệp lớn, áp dụng sản xuất sạch hơn có dùng nhãn mác sinh thái trong khi có hơn 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ gây tác động xấu đến môi trường.

Những Quy định, Nghị định trên thực sự là những tín hiệu lạc quan cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này sẽ là gợi ý cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như cho người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn nữa các sản phẩm

xanh này.

2. Triển vọng từ phía các doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến các vấn đề môi trường cũng như các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, sự cố gắng của bản thân mỗi doanh nghiệp, họ đang từng bước cố gắng để có được chỗ đứng trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đang tích cực tìm ra các giải pháp mới cho các sản phẩm của mình. Hàng loạt các

sản phẩm thân thiện với môi trường đã được giới thiệu đến người tiêu dùng, từ các

sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm đến các sản phẩm công nghệ, phương tiện giao

thông. Bên cạnh các sản phẩm này, đáng chú ý còn phải kể đến tiềm năng của

ngành công nghiệp môi trường.

Hiện nay, Bộ Công thương đang hoàn thiện đề án: “Phát triển ngành công

nghiệp công nghiệp môi trường Việt Nam”. Theo dự thảo đề án, đến năm 2015 sẽ

hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp môi trường. Phát triển các hoạt động nghiên

trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong những lĩnh vực không đòi

hỏi công nghệ cao; tiếp cận, áp dụng công nghệ cao để xử lý chất thải nguy hại, khí

thải… Đến năm 2020, ngành công nghiệp môi trường sẽ trở thành ngành kinh tế

quan trọng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường trong nước, tạo bước chuyển biến

vững chắc và toàn diện trong công tác bảo vệ môi trường. Sau khi lấy ý kiến của các

Bộ, ngành, dự thảo đề án sẽ được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt vào Quý I năm 2009.

Theo kết quả “Điều tra hiện trạng ngành công nghiệp môi trường, đề xuất

giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam” do Viện

nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp thực hiện, tổng nhu cầu bảo vệ môi trường và 18 ngành lĩnh vực hiện nay khoảng 124.310 tỷ đồng, tương đương 7,6 tỷ

USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: xây dựng các công trình xử lý nước thải,

lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn

và các giải pháp về tiết kiệm năng lượng; đào tạo cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường, áp dụng các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng, tái chế thu

hồi các phế phu liệu, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000… Ngoài các

nhu cầu trên, một số ngành công nghiệp như dầu khí, hóa chất, khoáng sản còn có

thêm nhu cầu xử lý các chất thải đặc thù…

Như vậy, khai thác được các thế mạnh của ngành công nghiệp môi trường,

các doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận dự báo là siêu màu mỡ từ ngành công

nghiệp này.

3. Triển vọng từ phía người tiêu dùng

Theo một nghiên cứu gần đây của Green Seal, một tổ chức cấp giấy chứng

nhận phi lợi nhuận độc lập, và Enviro Media Social Marketing, 4 trong 5 người cho

biết họ vẫn đang mua những sản phẩm và dịch vụ xanh, ngay cả khi nền kinh tế Hoa

Kỳ đang suy thoái.

Mặc dù những sản phẩm này, được tuyên bố là thân thiện với môi trường, thường có giá thành đắt hơn, nhưng một nửa trong số 1000 người tham gia cuộc

khảo sát cho biết số lượng sản phẩm xanh họ mua tương đương với trước khi khủng

14% ít mua hơn. Nghiên cứu này cho thấy con người muốn hành động vì môi trường, nhưng những hành động đó phải thuận tiện và dễ dàng. Các công ty nên

công bố rõ ràng những lợi ích môi trường của sản phẩm và dịch vụ của mình, và đảm bảo rằng những gì họ tuyên bố trên quảng cáo ti vi phải được hỗ trợ trên bao bì

và trên trang web.

Còn ở nước ta, cũng theo bản khảo sát của tôi thì kết quả cho thấy người tiêu

dùng thực sự quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường. 57% số người được

hỏi sẵn sàng thay đổi những thói quen xấu để tiêu dùng bền vững hơn, 39% sẽ thay đổi nếu phù hợp, Chỉ có 4% là không thay đổi. 37% số người được hỏi cũng cho

rằng khi mua một sản phẩm, họ sẵn sàng đặt lợi ích môi trường lên trên lợi ích cá

nhân, 46% số người được hỏi phải cân nhắc tùy từng sản phẩm. Với các sản phẩm được dán nhãn sinh thái. Mặc dù có đến 84% chưa biết về các sản phẩm được dán

nhãn sinh thái nhưng 39% số người được hỏi tùy từng sản phẩm sẽ trả giá cao hơn

các sản phẩm cùng loại. Trong khi đó, 39% sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản

phẩm được dán nhãn sinh thái.

Rõ ràng, người tiêu dùng đã có những nhìn nhận rất khả quan về các sản

phẩm thân thiện với môi trường. Họ biết rằng môi trường sống hiện nay đang cực

kỳ ô nhiễm, các sản phẩm tiêu dùng cũng đang xuống cấp trầm trọng. Các sản phẩm như sữa, nước tương… trong thời gian qua đã khiến rất nhiều người lo ngại. Họ

mong chờ vào các doanh nghiệp sẽ có những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe cũng

như tốt hơn cho môi trường.

II. KINH NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI

Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trên thế giới đã

phổ biến từ rất lâu, nhất là tại các nước phát triển. Khoa học công nghệ phát triển,

cùng với nhận thức của người dân về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường đã

khiến cho các sản phẩm thân thiện với môi trường luôn luôn được chào đón. Ở mọi

lĩnh vực, sản phẩm thân thiện với môi trường đều có mặt, điển hình là năng lượng,

giao thông và công nghệ cao như điện thoại, laptop… Cũng ở bất kỳ lĩnh vực nào,

thân thiện với môi trường nhất. Trong phần này, tôi xin đưa ra kinh nghiệm của một

số quốc gia trong các vấn đề về tìm kiếm nguồn năng lượng mới, về mua sắm xanh

và nhãn sinh thái. Đây là những vấn đề khá mới ở nước ta.

1. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo

Một trong những phương cách đầy triển vọng có thể giải quyết được những

nhiệm vụ của chiến lược phát triển bền vững là thiết lập cơ chế hữu hiệu, khuyến

khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Cơ chế này được hình thành ở các nước công nghiệp phát triển vào những năm 1970. Chính phủ các nước phải can

thiệp vào ngành năng lượng mạnh hơn về phương diện đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và nâng cao tính tự chủ về năng lượng cũng như về kiểm soát sự tiêu

thụ. Chính trong giai đoạn đó, năng lượng tái tạo bắt đầu được sử dụng tích cực hơn. Các nhà sản xuất và người tiêu thụ năng lượng “sạch” được nhà nước dành cho

những ưu đãi như tài trợ và cấp tín dụng với mức lãi suất thấp, bảo lãnh tiền vay

ngân hàng, xác lập giá cố định mua điện năng được sản xuất bằng năng lượng tái

tạo, cấp tài chính cho các công tác nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực năng lượng phi truyền thống… Hiện nhiều nước trên thế giới có biện pháp trợ giúp hữu

hiệu của nhà nước đối với ngành năng lượng phi truyền thống là các hợp đồng dài

hạn (từ 15 đến 30 năm) mua điện theo giá cố định (thường cao hơn giá thị trường)

của các công ty nhỏ sản xuất điện năng bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

Tại Mỹ, năm 1992 nước này đã thông qua Luật về chính sách năng lượng, trong đó quy định ưu đãi thuế cố định là 10% đối với vốn đầu tư cho thiết bị sử

dụng năng lượng mặt trời và địa nhiệt. Bằng cách đó đã tạo được cơ sở để các nhà máy điện sử dụng năng lượng truyền thống và các nguồn năng lượng tái tạo. Trong

những năm gần đây, chương trình “Gió cung cấp năng lượng cho Mỹ” đã được đưa

vào thực hiện với nguồn trợ cấp hàng năm của Bộ Năng lượng Mỹ là 33 triệu USD.

Mỹ còn là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sử dụng năng lượng

mặt trời với mục đích thương mại. Trong 20 năm qua, Mỹ đã chi hơn 1,4 tỷ USD

cho việc nghiên cứu triển khai các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để sản

xuất điện. Hiện nay, trên 10.000 ngôi nhà ở Mỹ sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt

2. Kinh nghiêm các nước về mua sắm xanh

Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới ban hành văn bản pháp quy về

mua sắm xanh. Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật và một số quốc gia châu Âu,

nhiều công ty còn ban hành quy định và hướng dẫn riêng về mua sắm xanh đối với

các nguyên liệu, thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng. Mạng lưới mua sắm xanh

quốc tế (IGPN) đã được thành lập nhằm thúc đẩy mua sắm xanh trên toàn cầu bằng

cách liên kết các tổ chức thực hiện mua sắm xanh vì mục tiêu sản xuất và tiêu dùng

bền vững.

Trung Quốc

Hiện nay Trung Quốc chưa ban hành “Luật mua sắm xanh”, tuy nhiên tại Điều 9 của Luật Mua sắm công có quy định “Mua sắm công cần thiết hỗ trợ nền

kinh tế quốc gia và các mục tiêu phát triển xã hội, kể cả bảo vệ môi trường, hỗ trợ

các khu vực thiểu số và kém phát triển, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp

nhỏ…”. Ý nghĩa của bảo vệ môi trường trong điều luật trên được giải thích là “Mua sắm công cần phải hỗ trợ cải thiện môi trường trong quá trình sản xuất và Chính

phủ cần phải mua sắm các sản phẩm phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường”.

Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện dự án” Xây dựng xã hội thân thiện môi trường” như một nội dung quan trọng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, trong đó

sẽ ban hành một loạt các chính sách thúc đẩy mua sắm xanh. Chính phủ đã ban

hành một số chỉ đạo về “Thúc đẩy phát triển nền kinh tế tái sử dụng” vào năm 2005, trong đó mục 5 nêu rõ “Về tiêu dùng, cần khuyến khích các phương pháp mới nhằm

tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, tăng cường sử dụng các sản phẩm được

dán nhãn tiết kiệm nước, nhãn tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, nhãn môi trường, nhãn thực phẩm xanh và thực phẩm hữu cơ xanh, giảm sử dụng các sản

phẩm dùng nhiều bao bì và sản phẩm chỉ dùng 1 lần. Tất cả các cơ quan Chính phủ đều phải thực hiện mua sắm xanh”.

Bảng 7: Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách mua sắm xanh của

Trung Quốc và một số nước ASEAN

Sản

phẩm/dịch vụ Ngăn ngừa ô nhiễm Vòng đời Hiệu suất sử dụng tài nguyên

Lựa chọn các

nguyên liệu

Không độc hại, dễ

phân hủy sinh học,

nguồn gốc sinh thái

Nguyên liệu tái sinh,

tái sử dụng, tái tạo Tiêu thnăng lượng, có sử ụ ít nước và

dụng nguyên liệu tái

sinh

Vận chuyển

Sử dụng nhiên liệu

không có nguồn gốc

dầu mỏ, sản xuất tại

chỗ Chi phí quản lý và hành chính Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nếu cần thì vận chuyển bằng đường sắt hoặc thuyền tải trọng lớn Sản xuất Áp dụng công nghệ tốt nhất có thể (BAT),

cải tiến liên tục

Hệ thống quản lý môi trường, tuân thủ

tiêu chuẩn môi trường

Giảm thiểu chất thải

Đóng gói Không đóng gói hoặc đóng gói bằng bao bì

có thể tái sử dụng

Không đòi hỏi quản

lý đặc biệt Bao bì mdụng vật liệu tái chếỏng, sử

Sử dụng sản phẩm Dễ sửa chữa, có thể tái sử dụng, chất lượng tốt, an toàn, không ô nhiễm Tuổi thọ cao, bền,

có thể tái sử dụng Nhu cthấp, dễ vận hành, ầu năng lượng đạt hiệu quả cao

Kết thúc

vòng đời

Tái sử dụng, ít sự cố Dễ phân hủy (không

cần thiết theo dõi,

quản lý trong thời

gian dài)

Sử dụng được nhiều

loại nhiên liệu

Nguồn: www.nea.gov.vn

Các nước ASEAN

Hiện nay, các nước ASEAN chưa ban hành luật riêng về mua sắm xanh, tuy

nhiên Chính phủ nhiều nước đã có chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển tiêu

dùng bền vững và nền kinh tế tái sử dụng. Bước khởi động của việc phát triển mua

sắm xanh là thực hiện 3R: tái sử dụng (reuse), giảm thiểu (reduce), tái chế (recycle)

và dán nhãn sinh thái. Ở Malaixia, việc tái chế mới chỉ tập trung vào 4 đối tượng:

giấy, thủy tinh, nhôm và nhựa. Việc phân loại rác thải được thực hiện tại nguồn:

xanh. Malaixia đã thực hiện dán nhãn sinh thái đối với 4 loại sản phẩm: bao bì bằng

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 78 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)