Chương trình thiết kế sản phẩm bền vững

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 47 - 50)

II. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔ

1. Chương trình thiết kế sản phẩm bền vững

Để có được những sản phẩm thân thiện với môi trường, bước đầu tiên các

doanh nghiệp cần thiết kế được các sản phẩm phù hợp. Bên cạnh những sản phẩm

sẵn có của mình, doanh nghiệp chỉ cần đổi mới một chút về quy trình sản xuất hay các giai đoạn khác là sản phẩm đó có thể trở thành sản phẩm thân thiện với môi trường. Xin nhắc lại là chỉ cần đáp ứng một trong bốn tiêu chí thì một sản phẩm có

thể được coi là thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để có thể phát triển toàn diện và đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp cần đi theo hướng bền vững trong từng giai đoạn của sản phẩm. Vì vậy, thiết kế sản phẩm bền vững là bước đầu tiên giúp doanh

nghiệp phát triển các sản phẩm của mình.

1.1. Sự cần thiết của thiết kế sản phẩm bền vững

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, luôn trên 6%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này còn thiếu bền vững,

thể hiện trong lợi nhuận thấp mà các doanh nghiệp trong nước được hưởng, sự phụ

thuộc vào một vài lĩnh vực và giá trị thương hiệu không cao. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, chúng ta cần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm và dịch vụ của

mình.

Đối với các sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu, ngoài chất lượng và giá cả,

từ khi thiết kế sản phẩm. Sự hài hòa của các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội

cũng chính là bản chất của Thiết kế sản phẩm bền vững.

Đối với Việt Nam năng lực thiết kế sản phẩm còn yếu và công tác thiết kế

phát triển sản phẩm vẫn bị coi nhẹ. Vì vậy, bước đầu tiên trong triển khai Thiết kế

sản phẩm bền vững là nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực thực hiện. Dự án

“Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn” (CP4BP – Cleaner Production for Better

Products), do chương trình Asia Invest Cộng đồng chung châu Âu tài trợ đang triển

khai (12/2007 – 7/2009) nhằm đạt tới mục tiêu nâng cao năng lực cho các ngành

công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, Campuchia và Lào trong việc phát triển các

sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu thị trường châu Âu (đặc biệt trên khía cạnh môi trường và xã hội). Một báo cáo tổng quan “đánh giá lựa chọn các ngành công

nghiệp phù hợp áp dụng Thiết kế sản phẩm bền vững tại Việt Nam” đã được hoàn

tất. Theo đó, nước ta có 11 nhóm ngành công nghiệp chủ chốt có tiềm năng áp dụng

thiết kế sản phẩm bền vững bao gồm dệt may, giày da, đồ gỗ - nội thất, thủy sản, cơ

khí chế tạo, đóng gói, thủ công, chế biến thực phẩm, nhựa, đồ chơi và điện tử. Trong đó 4 nhóm ngành nghề có tiềm năng lớn nhất là dệt may, giày da, gỗ nội thất

và thủy sản. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể, các nhóm ngành được ưu tiên áp dụng

thiết kế sản phẩm bền vững ở nước ta là các nhóm gỗ nội thất, thủy hải sản, thủ

công mỹ nghệ và cơ khí chế tạo.

Khi các doanh nghiệp nhậ n thấy lợi ích của sản xuất sạch hơn trong việc

giảm thiểu các tác động có hại của sản xuất công nghiệp lên môi trường và con người, đồng thời làm tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng nước, năng lượng và

nguyên vật liệu hiệu quả hơn, sẽ dễ chấp nhận xu thế hướng tới thiết kế sản phẩm

bền vững. Thiết kế sản phẩm theo hướng phát triển bền vững là sự tích hợp tiêu chí

phát triển bền vững (lợi nhuận, con người và trái đất) vào quá trình thiết kế và phát

triển sản phẩm. Từ cách tiếp cận này, thiết kế hướng tới phát triển bền vững là “kéo

dài” và “nâng cao” chất lượng sản xuất sạch hơn, là mối tương tác chặt chẽ giữa

1.2. Thiết kế sản phẩm bền vững mang lại những gì

Thiết kế sản phẩm bền vững là một vấn đề mới mẻ ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp còn lạ lẫm với khái niệm này. Sẽ có những doanh nghiệp băn khoăn không

biết lợi ích thực sự của thiết kế sản phẩm bền vững là gì? Sự thật là những lợi ích

thiết kế sản phẩm bền vững mang lại vô cùng thiết thực.

- Nâng cao giá trị gia tăng, tăng lợi nhuận cho các công ty trong nước: các

thiết kế mang tính sáng tạo và thực tiễn giúp tăng giá bán và giảm chi phí sản xuất.

- Các cơ hội mở rộng thị trường: Nhu cầu của khách hàng giờ đây không chỉ

dừng lại ở giá cả và chất lượng. Thị hiếu, thương hiệu, trách nhiệm xã hội và thân

thiện môi trường ngày càng quan trọng hơn trong quyết định mua hàng, đặc biệt là ở thị trường các nước phát triển.

- Thúc đẩy các lợi ích xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, người lao động và cộng đồng.

- Tốt hơn cho công ty sản xuất: Tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường. Ví dụ,

công ty bia Hà Nội – Hồng Hà: đưa ra sản phẩm bia hơi Hà Nội mới nhờ nâng cấp

dây chuyền công nghệ và kết hợp với thực hiện một chương trình đánh giá sản xuất

sạch hơn toàn diện. Lợi ích là tăng giá bán 150%, trong khi giá thành giảm 4%, tăng

giá trị thương hiệu và dành thêm thị phần, cải thiện rõ rệt điều kiện làm việc.

- Tốt hơn cho người lao động và cộng đồng xung quanh: môi trường làm việc

tốt hơn, tăng sử dụng nhân công địa phương, giảm ô nhiễm môi trường. Ví dụ: sản

phẩm mới từ túi nilon tái chế ở Niu Đêli, Ấn Độ. Môi trường làm việc tốt hơn (tái

sử dụng các túi nilon bỏ đi). Tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập cho 50 người thu gom rác.

- Tốt hơn cho người tiêu dùng: hợp thị hiếu và nhiều công năng hơn. Ví dụ: đèn năng lượng mặt trời đa chức năng có lợi ích làm giảm các nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng (do bỏng và ô nhiễm trong nhà), giảm chi phí (rẻ hơn điện ác quy),

và nhiều công năng hơn (chức năng chiếu sáng đa dạng, làm việc trong mọi điều

kiện thời tiết). Giảm tác động môi trường do vứt bỏ ắc quy hỏng. Tạo việc làm cho

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)