II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
2. Điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản phẩm thân thiện với mô
2.2. Tập trung vào hoạt động nghiên cứu nghiên cứu và phát triển
Khi nhà doanh nghiệp đặt chủ trương vì môi trường vào trong mục đích kinh
doanh, họ đã giành được lợi thế lớn so với các đối thủ khác. Vấn đề là tập trung vào
hoạt động nghiên cứu và phát triển như thế nào để thực hiện tốt nhất chiến lược đó?
Giá trị “xanh” đến từ đâu? Đối với các công ty muốn đưa chủ trương vì môi trường thành nguồn lực để tạo ra lợi thế so sánh thì lĩnh vực họ cần tập trung vào là
hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tất nhiên, R&D là động lực chủ yếu cho
việc cải tiến sản phẩm và có vai trò quyết định trong việc duy trì lợi thế của các
công ty tại các thị trường luôn luôn biến động. Ngược lại, khả năng giữ lợi thế lại là
thấu kính phản ánh quá trình cải tiến sản phẩm, hiện giữ vai trò ngày càng quan
trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ năng lượng và vận tải đến sản
xuất tiêu dùng.
Nếu muốn kết hợp thành công khả năng giữ lợi thế với kế hoạch nghiên cứu
2.2.1. Tiến hành phân tích chu kỳ sản phẩm
Một biện pháp giúp các doanh nghiệp xây dựng đề án cải tiến sản phẩm là
phân tích chu kỳ sản phẩm (LCA), tức là kiểm tra toàn diện những tác động đến môi trường của một sản phẩm từ khâu chọn nguyên liệu, sản xuất và phân phối đến việc
sử dụng và loại bỏ sản phẩm.
Quá trình phân tích được mở rộng ra ngoài phạm vi các tiêu chuẩn về công năng sản phẩm và có thể hé lộ những điểm mới cần cải tiến để mang lại lợi ích cho
cả môi trường và khách hàng.
Khi Procter&Gamble thực hiện một loạt các LCA về hóa chất giặt tẩy, công ty này đã phát hiện ra rằng có tới 80 – 85% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có
liên quan tới những sản phẩm này được sinh ra do việc đun nóng nước để giặt, lớn hơn nhiều so với lượng khí sinh ra do quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
Những nghiên cứu trên đã góp phần phát triển loại bột giặt dùng nước lạnh có thể
tiết kiệm tiền chi phí cho năng lượng của khách hàng và giảm lượng thải khí nhà kính. P&G đưa ra các công thức bột giặt nước lạnh tại châu Âu năm 2003 và tại Mỹ năm 2005, và là công ty đầu tiên bán các sản phẩm đó tại hai thị trường trên.
2.2.2. Phân tích các xu thế lớn định hình thị trường
Quá trình “xanh hóa” các hoạt động sản xuất kinh doanh đang được quy định
bởi các xu thế vĩ mô toàn cầu như giá năng lượng lên cao, nguồn nước khan hiếm,
những thay đổi về dân số và cả các quy định mới.
Lãnh đạo doanh nghiệp cần hợp tác với đội ngũ làm R&D để phân tích xem những xu thế này đang tác động làm thay đổi nhu cầu của khách hàng thế nào và sẽ
tiếp tục tác động trong các năm tiếp theo ra sao.
GreenOrder đã tiến hành các cuộc hội thảo với các khách hàng nhằm xem xét
các xu thế đó đồng thời phát huy trí tuệ để tìm kiếm những giải pháp mới giúp chế
ngự chúng. Các buổi hội thảo đạt hiệu quả cao nhất khi tập trung được đầy đủ các
chuyên gia về phát triển sản phẩm, xây dựng quy định, phân tích thị trường và lãnh đạo doanh nghiệp. Họ cũng khuyến khích người tham gia phân tích không chỉ một
xu thế (như việc khan hiếm tài nguyên thiên nhiên) mà là nhiều xu thế, mặc dù
khan hiếm tài nguyên, song lại có thể tương tác với nhau để hình thành những yêu
cầu mới đối với các sản phẩm mới.
2.2.3. Định hướng phát triển với tiêu chuẩn đơn giản
Việc phân tích các xu thế lớn và chu kỳ hoàn chỉnh của sản phẩm là các công
cụ hữu hiệu nhằm xây dựng những khái niệm và ưu tiên cho hoạt động R&D mới.
Tuy nhiên, đó là những công việc phức tạp chỉ thỉnh thoảng mới được thực thi một
cách tốt nhất.
Trong công việc hàng ngày, đội ngũ R&D cần những công cụ và chỉ dẫn đơn
giản để giúp họ đưa ra các quyết định về những đặc tính của sản phẩm. Tạo lập được hệ thống các thông số phục vụ việc xác định chính xác mức độ tiến bộ của các
chỉ số chính về khả năng duy trì lợi thế có thể giúp giảm bớt những mục tiêu rộng
lớn hơn của doanh nghiệp.
SC Johnson là một ví dụ điển hình. Công ty này đã phát triển hệ thống
Greenlist nhằm quản lý các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản phẩm của mình.
SC Johnson chấm điểm các nguyên liệu thô công ty sử dụng theo thang điểm từ 0
(nguyên liệu sử dụng hạn chế) tới 3 (chất lượng tốt nhất đối với môi trường). Các
chuyên viên quản lý nhờ đó có thể dễ dàng kiểm tra các sản phẩm và chỉ đạo của họ đối với đội ngũ phát triển sản phẩm trở nên đơn giản là: hãy nâng cao điểm. Từ
ngày thực hiện Greenlist, SC Johnson đã cải tiến công thức các sản phẩm Windex,
Pledge và Fantastik nhằm cắt giảm các hóa ch ất dễ bay hơi và cải thiện khả năng
phân hủy sinh học. Điều này cũng mang lại những lợi thế thực sự về tiếp thị. Tại
EU, cố gắng của SC Johnson đã cải tiến công thức các sản phẩm giúp công ty
không phải đóng nhãn cảnh báo về mức độ độc hại trên bao bì sản phẩm theo lệnh
của chính phủ.
Trong từng trường hợp trên, quá trình làm xanh hoạt động R&D của doanh
nghiệp đều là những nỗ lực tổng hợp. Nó đòi hỏi khả năng sáng tạo và những nguồn
lực quan trọng. Nhưng thành quả thu được có thể rất lớn. Doanh nghiệp nào thực
hiện đúng quá trình này sẽ tạo ra được những sản phẩm mới chắc chắn sẽ thành
Toàn bộ chương I đã cung cấp khái quát về các vấn đề liên quan đến tiêu
dùng bền vững và sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như mối liên hệ của nó
với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tiêu dùng bền vững là một vấn đề đã xuất
hiện khá phổ biến ở các nước phát triển, tuy nhiên nó vẫn mới mẻ ở nước ta. Khái
niệm “Sản phẩm thân thiện với môi trường” cũng vậy. Đây là một xu hướng đã có từ lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, gần đây người tiêu dùng và các doanh nghiệp cũng
rất quan tâm. Mặc dù người tiêu dùng gặp phải một số vấn đề khó khăn khi chọn
lựa sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như các doanh nghiệp Việt Nam còn
cần rất nhiều yếu tố để có thể sản xuất các sản phẩm này, nhưng đây vẫn được coi là xu hướng tất yếu trong tiêu dùng hiện nay ở nước ta. Để sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường thì sự phối hợp giữa
CHƯƠNG II: SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG –
HƯỚNG ĐI MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM