Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO 14001

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 59 - 62)

II. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔ

4. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO 14001

4.1. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001

Những mối quan tâm đến môi trường, áp lực của xã hội và luật pháp đang làm thay đổi cách mọi người làm kinh doanh trên toàn thế giối, Khách hàng, người

tiêu thụ, nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi những sản phẩm thân thiện với môi trường và

những dịch vụ được cung cấp bởi những công ty có trách nhiệm xã hội. Ngày càng

quan trọng đối với các tổ chức là không chỉ chứng minh triết lý công ty mà còn cả

chiến lược đầu tư và sự điều hành này theo cách bền vững môi trường.

ISO 14001 là tiêu chuẩn được công nhận quốc tế dành cho Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Nó cung cấp các hướng dẫn cách thực hiện quản lý hiệu quả hơn những khía cạnh về môi trường trong các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty, xem xét đến việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và nhu cầu kinh tế

xã hội.

Chứng minh cam kết đối với môi trường và sự phát triển bền vững sẽ tác động tích cực đến thành công của công ty và đem lại các lợi ích sau:

- Cải thiện hình ảnh công ty cũng như các mối quan hệ đối với khách hàng,

chính quyền và cộng đồng địa phương.

- Việc sử dụng tốt hơn nguồn nước và năng lượng, lựa chọn kỹ càng nguồn

nguyên liệu và tái chế chất thải có kiểm soát giúp tiết kiệm chi phí và tăng

sức cạnh tranh.

- Giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ vào chiến lược quản lý phản ứng kịp thời như là hành động khắc phục, loại trừ việc nộp phạt cho những vi phạm pháp

luật.

- Bảo đảm phù hợp những quy định về môi trường và giảm thiểu nguy cơ về

- Cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần của người lao động và sự

gắn bó với giá trị công ty.

- Mở ra những cơ hội kinh doanh khi thị trường đang coi trọng những quy

trình sản xuất sạch.

- Những khách hàng có nhận thức đối với môi trường sẽ ưa thích kinh doanh

với những doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết bảo vệ môi trường.

4.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Việc giới thiệu ISO 14001 với Việt Nam được thực hiện chậm hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Singapo hoặc Malaysia. Cho tới năm 1998, tiêu

chuẩn này vẫn chưa được chấp nhận và dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận thành tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN ISO 14001:1998), ISO 14001 đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp. Sự phổ biến này

có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự vận động hướng tới mở cửa thị trường có nghĩa là các tổ chức

của Việt Nam sẽ làm ăn với khách hàng hoặc đối tác nước ngoài (ví dụ như trong

lĩnh vực xuất khẩu) và đối tác đến từ nước ngoài (ví dụ nhà cung cấp cho các doanh

nghiệp có đầu tư nước ngoài). Trong những trường hợp này, các tổ chức của Việt

Nam buộc phải có Hệ thống quản lý môi trường được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu

chuẩn ISO 14001 như là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa

thuận. Đối với các tổ chức của Việt Nam trong tình huống này, việc ứng dụng ISO 14001 ban đầu không bắt nguồn từ nhu cầu bên trong nhưng dần dần nó thâm nhập

vào hoạt động hàng ngày và đem đến lợi ích chứ không chỉ đáp ứng yêu cầu của

khách hàng hoặc đối tác.

Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tìm ra được các biện pháp ở

các mức độ khác nhau nhằm xúc tiến việc ứng dụng ISO 14001, từ các biện pháp

khuyến khích cho tới việc quy định bắt buộc, ở khía cạnh khuyến khích, những chương trình ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã hỗ trợ tài chính cho các dự án ISO 14001 được lựa chọn. Ở khía cạnh còn lại, những biện pháp bao gồm yêu cầu bắt

buộc đối với các tổ chức ở một số ngành cụ thể phải ứng dụng ISO 14001. Thực tế

14001 lên hoạt động kinh doanh như thế nào, đặc biệt đối với những hoạt động chủ

chốt. Thông tin về việc xúc tiến ứng dụng ISO 14001 chủ yếu chỉ tập trung vào nhu

cầu cần có chứng chỉ ISO 14001 để tránh mất những vụ làm ăn đòi hỏi phải có hệ

thống quản lý môi trường đã được cấp chứng chỉ hơn là nhấn mạnh vào lợi ích của

việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc nâng cao hoạt động chủ chốt của

doanh nghiệp.

Khảo sát của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa về chứng chỉ ISO 14001 cho

thấy chứng chỉ đầu tiên đã được cấp cho một tổ chức tại Việt Nam năm 1998. Từ năm 1999 đến năm 2002, số chứng chỉ đầu tiên đã được cấp tăng rất ít. Nhưng đến tháng 12 năm 2003, con số này lại tăng đáng kể từ 33 đến 56 chứng chỉ. Theo khảo

sát này thì vào tháng 12 năm 2003, Việt Nam đang ở vị trí thứ 6 trong số 10 quốc

gia trong khu vực Đông Nam Á nhận được chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một cuộc khảo sát chính thức nào về những tổ chức được cấp chứng

chỉ ISO 14001. Vì thế, Việt Nam cũng không có dữ liệu chính thức nào về những tổ

chức được cấp chứng chỉ ISO 14001 trong thời điểm hiện tại và sự phân bố chứng

chỉ theo ngành và theo khu vực địa lý. Tuy nhiên, dường như ở khu vực phía Nam nơi có tốc độ tăng trưởng và mức đầu tư cao hơn, số chứng chỉ được cấp cũng nhiều hơn. Hầu hết những tổ chức được cấp chứng chỉ là các doanh nghiệp có đầu tư nước

ngoài hoặc trong ngành xuất khẩu.

Đối với việc ứng dụng ISO 14001 ở cảng biển và những ngành hoạt động

trong khu vực cảng biển, hiện tại chưa có cảng hay tổ chức liên quan đến ngành

hàng hải được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, thực trạng này cũng không làm

giảm bớt tiềm năng của việc ứng dụng tiêu chuẩn trong những lĩnh vực này vì các

cảng và ngành hoạt động trong khu vực cảng biển rất dễ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cả trong điều kiện hoạt động bình thường và không bình thường.

Tiềm năng này được chứng tỏ trong danh sách cảng biển của Mỹ được cấp chứng chỉ ISO 14001 (Hiệp hội các cơ quan chức năng về cảng biển Mỹ). Hơn nữa, những

hoạt động này hiện tại đang được kiểm soát thông qua một loạt những quy tắc và điều lệ của các cơ quan chức năng, bao gồm cả Tiêu chuẩn TCVN 5943-11995 của

Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã công bố Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường cho tới năm 2010 với tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu nhằm xúc tiến việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường. Văn bản này đã đề ra mục tiêu phải có 50% doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO

14001 hoặc tương đương vào năm 2010 và 80% doanh nghiệp được chứng nhận đạt

tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2020 (Quyết định 256/2003/QĐ- TTG, 2003).

Một phần của tài liệu Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 59 - 62)