Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường cao đẳng phát thanh-truyền hình II (Trang 76 - 80)

- Quản lý việc đánh giá thực tập

2. Một số kiến nghị

2.1. Đối với Đài TNVN

- Lãnh đạo Đài bổ sung cho nhà trường những nhà quản lý giáo dục cĩ kinh nghiệm; cử

cán bộ, nhà báo giỏi của Đài về trường huấn luyện chuyên mơn báo chí cho giáo viên; đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được cọ sát thực tế với các cơ quan trực thuộc quản lý của Đài. - Đài hoặc các cơ quan trực thuộc Đài ưu tiên tiếp nhận sinh viên báo chí của trường về

thực tập, giúp đỡ trường mở rộng các mối quan hệ với các cơ quan báo chí khác trên địa bàn, hoặc cả nước.

2.2. Đối với nhà trường

- Thực tiễn đào tạo báo chí cho thấy, báo chí là một ngành đặc thù địi hỏi sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Để sinh viên báo chí cĩ thể đáp ứng được nhu cầu của cơng việc khi bước vào thực tế, địi hỏi một trang thiết bị phù hợp, đấy đủ cho quá trình thực hành nghề: máy

ảnh, camera, trường quay, bàn dựng, máy ghi âm, phịng thu, phịng mạng…Nhà trường cần thực hiện việc sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất của trường hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và sinh viên.

- Tiếp tục cĩ những chỉ đạo tích cực, cụ thể hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho các bộ phận cĩ liên quan đến việc tổ chức và quản lý thực tập cĩ thể phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã cĩ, đồng thời cũng khắc phục được những tồn tại trước mắt.

- Kịp thời giải quyết bài tốn nhân sự một cách thích hợp để các khoa, phịng cĩ thể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

- Chiêu sinh đúng đối tượng trên cơ sở đảm bảo quy mơ đào tạo hợp lý. Vì đặc thù của nghề báo cần cĩ năng khiếu, nên việc tuyển sinh đầu vào với một mơn năng khiếu sẽ hạn chế

- Bồi dưỡng trình độ quản lý cho các giáo viên, cán bộ làm cơng tác quản lý.

- Cĩ chế độ bồi dưỡng thích hợp để kich thích tinh thần làm việc của người được phân cơng nhiệm vụ.

- Tổ chức gặp gỡ các cơ sở thực tập hàng năm, để tìm hiểu, ghi nhận, trao đổi những thơng tin về nhu cầu (nhận sinh viên thực tập, tuyển dụng…), điều kiện làm việc, mong muốn…của cơ sở; duy trì và mở rộng mối quan hệ với cơ sở.

2.3. Đối với phịng, khoa

- Thực hiện tốt cơng tác tham mưu cho nhà trường trong việc giúp sinh viên tìm địa điểm thực tập, triển khai kế hoạch thực tập.

- Phát huy thế mạnh của mình bằng cách duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với các cá nhân cũng như cơ sở báo chí trên địa bàn. Các nhà báo cũng là một trong những cầu nối quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên báo chí trong việc thực tập, thực tế, xin việc và học hỏi kinh nghiệm làm nghề.

- Tăng cường cơng tác giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ sinh viên kịp thời hơn trong việc thực tập.

- Các phịng khoa cũng cần cĩ sự phân cơng rạch rịi bằng văn bản, tránh tình trang chỗ

thì chồng chéo, chỗ lại khơng cĩ người làm. Trong quản lý cũng cần chú ý tính đặc thù của báo chí để cĩ những biện pháp hỗ trợ hiệu quả và kịp thời hơn.

- Thực hiện đào tạo tồn diện, phải chú trọng nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy lý luận báo chí- truyền thơng, kỹ năng làm việc trong mơi trường phát thanh- truyền hình, khả năng xử lý tình huống, trau đồi đạo đức lối sống. Gắn bồi dưỡng lý luận với thực tiễn.

- Phương pháp giảng dạy cần phải được triển khai ngay là đặt sinh viên vào thực tiễn báo chí. Nếu chưa kết hợp với các cơ sở sử dụng nhân lực như là một đồng chủ thể trong quá trình giảng dạy thì cũng phải tổ chức được hình thức tịa soạn hay ban biên tập trong trường để sinh viên làm quen với thực tế báo chí; hoặc một mơi trường thực tế giả định để sinh viên biết cách phản ứng, xử lý khi xảy ra tình huống bất ngờ.

- Tăng cường tối đa việc thực hành nghề trên giảng đường và các nơi cĩ thể triển khai làm báo trực tiếp, để rút ngắn khoảng cách nhà trường với thực tiễn các tịa soạn báo, đài.

- Mỗi năm một lần, khoa cần cập nhật và điều chỉnh thêm một số nội dung mới trong chương trình giảng dạy, đáp ứng các yêu cầu đổi mới của báo chí hiện đại.

- Khoa cũng cần xem xét khả năng của từng sinh viên trước khi phân đến thực tập tại tịa soạn báo, đài; cĩ chú trọng đến việc mạnh dạn phân sinh viên về địa phương, các đài phát thanh tỉnh, huyện, xã…để cân đối nguồn nhân lực và năng lực thực tế của từng sinh viên.

2.4. Đối với giáo viên

- Cần chú trọng nâng cao năng lực tự học, tự nâng cao trình độ, nhất là về chuyên ngành PT-TH, theo kịp xu thế phát triển của PT-TH hiện đại. Giáo viên báo chí cũng cần tiếp cận với cơng nghệ PT-TH tiên tiến đang được áp dụng tại một số đài trong cả nước; biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị chuyên ngành được trang bị trong nhà trường.

- Ngồi chuyên mơn giảng dạy, giáo viên báo chí cần dành thời gian cộng tác với các báo, đài địa phương hay các tỉnh thành lân cận. Cĩ bài báo, nghiên cứu được đăng, phát sĩng sẽ

làm tăng uy tín của cá nhân giáo viên, củng cố sự tin cậy của sinh viên nơi nhà trường; đồng thời cũng gĩp thêm kinh nghiệm thực tế, nâng cao tay nghề cho việc giảng dạy báo chí. Thầy cơ phải giữ vai trị là những người thường xuyên thắp lửa, chỉ hướng đi cho sinh viên, khơi dậy ý thức tự giác học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên. Ở các nước, nếu giảng viên báo chí nào liên tục trong 4 năm khơng làm báo thì khơng được đứng lớp nữa. Đĩ là một yêu cầu bắt buộc

để các giáo viên hiểu rằng: cần dạy những kiến thức làm nghề mới nhất cho sinh viên.

- Mỗi giáo viên báo chí cũng cần mở rộng giao lưu của mình với các cơ sở báo chí trong ngồi Thành phố, để giúp khoa, trường thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp cĩ thể triển khai các hoạt động cĩ lợi cho cả đơi bên.

- Giáo viên chủ nhiệm cĩ nhiệm vụ quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học viên từ đàu đến cuối khĩa học, là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường và ngược lại; do vậy, giáo viên chủ nhiệm cũng cần nâng cao trách nhiệm quản lý của mình khi được phân cơng nhiệm vụ, để

mỗi giáo viên chủ nhiệm thực sự là cầu nối thơng tin giữa nhà trường và sinh viên, giúp các em nắm bắt thơng tin một cách kịp thời và chính xác nhất.

2.5. Đối với sinh viên

- Sinh viên cần tích cực tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khĩa, các hoạt động dã ngoại phục vụ nghề nghiệp, để nhận thức rõ mục đích theo học tại trường; từ đĩ, cĩ ý thức hơn về

hoạt động thực tập báo chí- một khâu hết sức quan trọng trong nghề nghiệp tương lai của mình. - Sinh viên tích cực tự bồi dưỡng nhận thức cho mình nhiều hơn nữa để hiểu một cách rõ ràng về yêu cầu của việc thực tập, thấy rõ trách nhiệm của bản thân, hồn tất học kỳ thực tập theo mong muốn của nhà trường. Nhận thức đúng sẽ giúp sinh viên cĩ trách nhiệm đầy đủ hơn

đối với việc thực tập, đồng thời cũng cĩ đủ nghị lực để vượt qua những thử thách trong thời gian thực tập.

- Ngồi học tập chuyên ngành, sinh viên cần dành thời gian rèn luyện các kỹ năng cần cĩ của một nhà báo tương lai: xác định đề tài, tìm kiếm đề tài, cách viết dẫn nhập ở nhiều thể loại, kỹ năng giao tiếp, khả năng nĩi trước máy, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhĩm…trong các hoạt động Đồn, Hội và các hoạt động khác.

- Ngồi việc học ở trường, sinh viên báo chí cũng cần dành thời gian cho việc học chuyên sâu một ngành nào đĩ, để cĩ một bệ đỡ vững vàng hơn về chuyên mơn. Cĩ một thực tế

phải nhìn nhận là các nhà báo giỏi hiện nay đa phần khơng cĩ bằng cử nhân báo chí mà cĩ bằng

ở lĩnh vực khác: Văn học, Sử học, Luật học, Kinh tế…và đặc biệt là Ngoại ngữ. (Đơn cử ởĐài truyền hình Việt Nam: BTV Long Vũ từng là sinh viên khoa Anh- Đại học ngoại ngữ, BLV Thể thao Trần Uy là cử nhân Pháp ngữ- Đại học SP ngoại ngữ - Hà Nội, BTV Quang Minh là cử nhân Học viện quan hệ quốc tế…).

- Sinh viên cũng cần dành nhiều thời gian cho việc đọc sách báo, luơn tìm cách đểđược tiếp cận thực tế, được thực hành những kỹ năng vừa sức.

***

Vài trăn trở, suy tư về nghề (báo chí), về ngành (giáo dục và đào tạo), cùng những chia sẻ về thực trạng việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng PT-TH II trên đây; chúng tơi mong muốn: với sự hỗ trợ đắc lực, tận tâm của những nhà giáo-nhà báo giỏi tại trường, sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo nhà trường; các sinh viên báo chí sẽ cĩ thêm “sức bật”, sự trưởng thành và khả năng vượt trội để cống hiến nhiều hơn cho nền báo chí nước nhà sau đợt thực tập đầy ý nghĩa; trường Cao đẳng PT-TH II sẽ cĩ chỗ đứng vững vàng hơn trong làng báo Việt Nam, xứng tầm với một Học viện PT-TH đầu tiên và duy nhất trong cả nước theo qui hoạch của Đài TNVN trong một tương lai gần.

Kết quả nghiên cứu luận văn của chúng tơi trên đây khơng thể tránh khỏi thiếu sĩt, kính mong được sự nhận xét, giúp đỡ của quý thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cám

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường cao đẳng phát thanh-truyền hình II (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)