4 Các phương án bốc hơi của hệ cô đặc:

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH :CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO pdf (Trang 57)

C 12H22O11 +H 2 O 6H12O6 + 6H12O6 sacaroza glucoza fructoza

2.4 Các phương án bốc hơi của hệ cô đặc:

Trạm bốc hơi là trung tâm hệ thống nhiệt của toàn nhà máy, là hệ thống tương đối phức tạp. Để chọn phương án bốc hơi tốt cần xét tới những vấn đề sau:

- Yêu cầu công nghệ sản xuất đường. - Đảm bão chất lượng thành phẩm.

- Nghiên cứu đầy đủ việc bố trí trạm nhiệt điện. - Sử dụng hơi thải, hơi thứ hợp lý.

- Tốc độ đóng cặn trong thiết bị thao tác và khống chế ổn định. - Vốn đầu tư.

* Phân loại phương án bốc hơi: có 3 loại. Phương án bốc hơi chân không:

Phương án này có từ lâu. Những nhà máy đường cũ thường dùng phương án này. Hệ cô đặc thường có từ 3 - 5 hiệu thường là 4 hiệu, và không hút hơi thứ hiệu cuối vì nhiệt độ hơi thứ thấp .

Ưu diểm: Thỏa mãn đầy đủ yêu cầu công nghệ vì bốc hơi ở điều kiện chân không, nhiệt độ tương đối thấp tránh được hiện tượng phân hủy đường khử và biến đường sacaroza thành caramen, phẩm chất mật chè tốt, quản lý thao tác dễ dàng.

Khuyết điểm: Nhiệt độ hơi thứ thấp, không thỏa mãn đầy đủ yêu cầu công nghệ, giảm khả năng sử dụng hơi thứ, hơi thứ hiệu cuối vào thiết bị ngưng tụ tăng tổn thất hơi

Phương án bốc hơi áp lực:

Đặc điểm của phương án này là các hiệu cô đặc làm việc ở điều kiện áp lực.

Ưu điểm:

Việc sử dụng hơi tương đối triệt để, toàn bộ hơi hiệu cuối đều dùng.

Nhiệt độ hơi thứ của các hiệu tương đối cao, có thể giảm diện tích truyền nhiệt của thiết bị truyền nhiệt

Không cần thiết bị ngưng tụ lớn, chỉ cần một thiết bị nhỏ dùng khi khởi động hệ cô đặc.

Khuyết điểm: Màu sắc nước mía tương đối đậm, pH giảm nhiều do nhiệt độ cao, đường khử bị phân hủy và tạo caramen nhiều.

Khi sản xuất nếu hút hơi thứ không bình thường không những không giảm lượng hơi tiêu hao mà còn tăng lên do hiện tượng xả hơi và từ đó khó duy trì ổn định các chỉ tiêu bốc hơi, nồng độ mật chè không ổn định

Phương án bốc hơi áp lực chân không

Đặc điểm: Nhiệt độ sôi của dung dịch đường hiệu cuối tương đối cao có thể dùng hơi thứ hiệu đó đun nóng nước mía dẫn đến độ chân không hiệu cuối không lớn khoảng 550mmHg

Phương án này được dùng phổ biến trong các nhà máy đường.Ưu khuyết điểm của phương pháp này là tổng hợp của ưu khuyết điểm của hai phương án (a) và (b)

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH :CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO pdf (Trang 57)