Cĩ 2 cách phân loại: theo lâm sàng ̣(đây là cách phân loại khá kinh điển, gồm 2 thể thiếu dinh dưỡng nặng là Kwashiorkor và Marasmus) và phân loại trên cộng đồng.
Trong điều kiện thực địa, người ta chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc ( cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao) để phân loại tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng.
Phân loại do Gomez F (1956) :
Đây là phương pháp phân loại được dùng sớm nhất và hiện nay vẫn cịn được sử dụng. Nĩ dựa trên chỉ số cân nặng / tuổi và sử dụng quần thể tham khảo Harvard.
Bảng 1: Phân loại theo Gomez F (1956)
CÂN NẶNG THEO TUỔI ĐÁNH GIÁ
> 90% chuẩn Bình thường
60- < 75% chuẩn
Thiếu dinh dưỡng độ II dưới 60% chuẩn
Thiếu dinh dưỡng độ III
Cách phân loại của Gomez đơn giản nhưng khơng phân biệt được thiếu dinh dưỡng cấp hay mãn vì cách phân loại này khơng để ý tới chiều cao.
Phân loại theo Waterlow.J.C. (1977):
Để khắc phục nhược điểm đĩ, Waterlow.J.C. đã sử dụng cả chiều cao / tuổi và cân nặng / tuổi so với trung vị của quần thể tham khảo Harvard. Cách phân loại như sau: Thiếu dinh dưỡng thể gầy cịm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng) biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn. Thiếu dinh dưỡng thể thấp cịi (tức là thiếu dinh dưỡng trường diễn) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với chuẩn.
Bảng 2: Phân loại theo WATERLOW
Chỉ số Cân nặng / chiều cao
(80% hay - 2SD)
Trên Dưới
Chiều cao / tuổi Trên Bình thường Thiếu dinh dưỡng (thể gầy cịm = wasting)
(90% hay - 2SD) Dưới Thiếu dinh dưỡng (thể lùn = thấp cịi = stunting)
Thiếu dinh dưỡng nặng kéo dài
Sự phân biệt này rất quan trọng, Waterlow và Rutishanser (1974) cho rằng nếu cĩ chương trình can thiệp dinh dưỡng thì nên ưu tiên trước hết cho trẻ bị cịm hoặc thể phối hợp cịm-cịi bởi vì thể cịm cịn liên quan tới sự kém phát triển trí tuệ khơng hồi phục. Hơn nữa, những đứa trẻ bị cịm thường hồi phục nhanh nếu được điều trị và cĩ chếđộăn tốt. Ngược lại, để hồi phục chiều cao ở thể cịi sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Cách phân loại dựa vào độ lệch chuẩn (hoặc Z score)
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics) để phân loại trẻ bình thường và trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Người ta chia ra các mức độ sau:
Từ dưới - 2SD đến - 3SD: thiếu dinh dưỡng nhẹ ( độ I) Từ dưới - 3SD đến - 4SD: thiếu dinh dưỡng vừa ( độ II) Dưới - 4SD : thiếu dinh dưỡng nặng ( độ III)
Ở Việt nam hiện nay, các tác giả thường sử dụng Quần thể tham khảo NCHS đểđánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi. Quần thể tham khảo NCHS được Tổ chức Y tế thế giới xem là một tham khảo về nhân trắc của Quốc tế.