ĐẾN DINH DƯỠNG TRONG SINH ĐẺ
1. Biện pháp dự phịng thiếu Iod:
Vermiglio F và CS (1995) đã theo dõi trong số 50% phụ nữ cĩ thai ở vùng thiếu Iod và nhận thấy cĩ tỷ lệ cao trẻ sơ sinh bị chết khi đẻ hoặc thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, bướu cổ, rối laọn chức năng não đần độn và thiểu năng tuyến giáp cho tới lúc trưởng thành. Cần bổ sung đủ lượng muối Iod trong khẩu phần của phụ nữ cĩ thai bằng các sản phẩm chế biến, cĩ sử dụng muối Iod như bột gia vị, bánh mì, mì ăn liền, thịt cá...
2. Biện pháp dự phịng thiếu sắt
Để phịng thiếu máu do thiếu sắt, Viện Y học khuyến cáo bổ xung 30mcg sắt hàng ngày trong thai kỳ 2 và 3 của thai nghén.
Thiếu máu do thiếu sắt là một biến chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Sàng lọc thiếu máu do thiếu sắt được tiến hành ngay ở lần khám thai đầu tiên và sau đĩ tiến hành theo chỉđịnh. Thiếu máu thiếu sắt được xác định nếu xét nghiệm máu cho thấy thiếu máu giảm sắc tiểu hồng cầu. Thiếu máu được xác định với nồng độ hemoglobin ít hơn 11 g/100 ml trong thai kỳ 1 và 3, và dưới 10.5 g/100 ml trong thai kỳ 2. Những kết quả xét nghiệm khác giúp khẳng định kết quả chẩn đốn gồm giảm lượng sắt trong huyết thanh, tăng mức độ tổng lượng sắt kết hợp (total iron-binding capacity), giảm mức bão hồ của transferrin, và giảm lượng ferritin trong huyết thanh. Nếu nhân viên y tế khơng thể thực hiện tất cả các xét nghiệm nhằm khẳng định chẩn đốn, cĩ thể dựa vào mức sắt trong huyết thanh và lượng ferritin để cĩ được chẩn đốn chính xác. Xử trí bằng cách bổ xung sắt qua đường uống 60-120 mg/ ngày. Những phụ nữ trong chế độ điều trị bổ xung sắt cũng cần bổ xung kẽm 15 mg/ ngày, và đồng 2mg/ngày vì lượng sắt cao cĩ thể giảm quá trình hấp thu và tiêu thụ các yếu tố này.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức độ hemoglobin cao cĩ liên quan tới những hậu quả thai nghén khơng cĩ lợi; tuy nhiên, việc bổ xung sắt khơng thể đơn thuần làm tăng hemoglobin tới mức độ này (Yip, 2000). Các hậu quả thai nghén dường như hệ quả của những điều kiện gây ra mức hemoglobin cao trong máu.