Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 27 - 32)

* Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụngDNNQD

+ Doanh số cho vay DNNQD: là tổng số tiền Ngân hàng đã cho các DNNQD vay trong một thời kỳ. Nó phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng, trên cơ sở thực hiện những khoản cho vay hiệu quả, Ngân hàng có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng cho đối tượng khách hàng đó, ngành nghề kinh doanh đó. Doanh số cho vay càng lớn chứng tỏ quy mô tín dụng đang tăng trưởng, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng.

+ Doanh số thu nợ từ các DNNQD: là tổng số vốn Ngân hàng thu hồi được từ các DNNQD vay vốn trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hoạt động cho vay là hiệu quả, chất lượng tín dụng của Ngân hàng là tốt. Doanh số thu nợ được xác định từ đầu năm tới cuối năm. Để đảm bảo thu nợ tốt, trong cho vay cần xác định chính xác thời hạn trả nợ trên cơ sở thu nhập của khách hàng. Vì thời hạn ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng tín dụng, khoản cho vay xác định đúng, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng khách hàng, từ đó sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tiến hành sản xuất kinh doanh, khi kết thúcchu kỳ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có đủ nguồn thu đảm bảo lợi nhuận cho mình và hoàn trả nợ gốc và lão cho ngân hàng.

+ Dư nợ tín dụng từ các DNNQD: Là lượng vốn mà khách hàng còn nợ Ngân hàng tại một thời điểm cụ thể.

Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở số lượng. Dư nợ lớn đảm bảo sự hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng nhưng dư nợ kém kết hợp với khả năng thu nợ thấp chứng tỏ món vay có vấn đề. Chỉ tiêu này thấp thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng tốt, nợ quá hạn ít, chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên dư nợ tín dụng thấp cũng phản ánh quy mô tín dụng không được mở rộng, khả năng tiếp thị khách hàng kém, trình độ nhân viên chưa cao. Vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu tăng trưởng dư nơi tín dụng

( Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước)*100 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng = ---

Dư nợ năm trước

Tỷ lệ này dương phản ánh quy mô tín dụng đã được mở rộng đồng thời chất lượng tín dụng cũng tốt hơn.

Tóm lại, các chỉ tiêu này cần được sử dụng kết hợp để có thể đưa ra kết luận chính xác về chất lượng tín dụng trong ngân hàng.

*Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với cho vay DNNQD

Về bản chất, tín dụng là sự vay mượn. Vì vậy, khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng tín dụng. Một khoản vay khi không được hoàn trả một cách đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết thì nó đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của Ngân hàng, khoản vay đó sẽ được chuyển sang thành nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất khi cho vay. Các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn là những khoản vay có vấn đề, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ Ngân hàng, khả năng mất vốn của Ngân hàng cao, tính an toàn của khoản vay thấp.

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng , nó phản ánh rõ nét về hiệu quả công tác tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ số giữa nợ quá hạn với tổng dư

nợ của Ngân hàng tính tới một thời điểm xác định. Tỷ lệ này được tình theo công thức:

Nợ quá hạn của DNNQD

% Nợ quá hạn của các DNNQD = --- *100% Tổng dư nợ giành cho DNNQD

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về chất lượng tín dụng Ngân hàng vì nó phản ánh những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi mà Ngân hàng đang phải đối mặt. Để tỷ lệ này phản ánh đúng chất lượng cho vay nên loại trừ các khoản nợ khoanh ra khỏi nợ quá hạn, cũng như các khoản cho vay ưu đãi theo chỉ định của Nhà nước ra khỏi tổng dư nợ. Khi đánh giá nợ quá hạn, chúng ta có thể xem xét kỹ hơn thông qua việc phân loại nợ quá hạn. Hiện nay, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 20/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức Tín dụng, nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm:

• nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;

• nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

• nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

• nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và

• nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

Trong nợ quá hạn, yếu tố được quan tâm hàng đầu là tỷ lệ nợ khó đòi. Đây là chỉ tiêu biểu hiện khoản cho vay là không lành mạnh, khoản vay đang gặp rủi ro, là

các khoản nợ có khả năng mất vốn. Số lượng tuyệt đối của nợ khó đòi phản ánh phần thu nhập bị giảm đi do không thu hồi được vốn còn số tương đối của nợ khó đòi phản ánh chất lượng của khoản vay. Hệ số đánh giá nợ khó đòi được tính trên tổng dư nợ và tổng nợ quá hạn.

Các chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng là vô cùng quyết liệt, việc thu hút và giữ khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tồn tại các khoản cho vay có mức độ rủi ro khác nhau là điều tất yếu, các Ngân hàng đã trích lập một khoản dự phòng để hạn chế các rủi ro. Có hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết hoặc mất tích. Dự phòng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung. Tỷ lệ trích lập dự phòng cao chứng tỏ ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng lớn, làm tăng rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng phải xác định những khoản vay đó thuộc về loại khách hàng nào, loại cho vay nào, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

*Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNNQD

Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn = ---

Tổng dư nợ DNNQD Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD Tỷ trọng lợi nhuận tín dụng DNNQD= ---

Tổng lợi nhuận

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng DNNQD. Nó cho biết một đồng vốn cho DNNQD vay thì thu được bao nhiêu doanh thu. Khi phân tích chỉ tiêu này cần so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, số thực tế so với số kế hoạch. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng lợi nhuận của Ngân hàng là một chỉ tiêu đáng quan tâm. Nó phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lớn và nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng tốt. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đánh giá hiệu quả của ngân hàng nói chung, phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý, trong cho vay phải đảm bảo lãi suất đầu ra cao hơn lãi suất đầu vào và có lãi. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, cần có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu tư tín dụng thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cao nhất, lợi nhuận cao, khoản vay thu hồi được gốc và lãi

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn vay = --- Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, thông qua đó cho biết khả năng của Ngân hang trong việc tìm đầu ra cho chính sản phẩm của mình. Hệ số này thường nhỏ hơn 1, nếu bằng 1 thì Ngân hàng cần tăng

vốn huy động để đề phòng mất khả năng thanh toán, hệ số này thầp cần tăng dư nợ tín dụng.

Bên cạnh những chỉ tiêu trên, chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua việc tuân thủ đảm bảo các thông số chuẩn để đánh giá xác định chất lượng công tác tín dụng như: Dư nợ của khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng, Không cho vay vượt quá 5% vốn tự có của Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 5% tổng dư nợ…

* Về phía khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng, quản lý nguồn vốn của Ngân hàng nên chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua doanh thu từ khoản vay Ngân hàng và lợi nhuận tăng thêm từ sử dụng vốn Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 27 - 32)