Từ phíacác DNNQD

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 35 - 36)

* Năng lực quản lý kinh doanh của bộ phận quản lý

Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh và sự nhạy bén của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nếu bộ máy lãnh đạo có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn, có khả năng xoay sở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án là rất cao.

* Năng lực tài chính, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

Nếu khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh tức là có khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Với những khách hàng này, ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay vốn. Ngược lại, tiềm lực tài chính yếu là biểu hiện của tình trạng làm ăn kém hiệu quả, khi đó ngân hang sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng đã cấp cho doanh nghiệp.

* Tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay thì hồ sơ khách hàng gửi đến cho ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Nếu khách hàng sử dụng khoản vay không đúng mục đích sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của đồng vốn, vì vậy ngân hàng cần tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong và sau khi cho vay, đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng, nếu phát hiện thấy có hiện tượng sử dụng vào các phương án khác, không khả thi, tính rủi ro cao thì có thể đua ra quyết định thu hồi vốn sớm tránh rủi ro mất vốn.

*Đạo đức kinh doanh của khách hàng

Nếu khách hàng tuân thủ những quy tắc tín dụng, có thiện chí trả nợ, có ý thức giữu chữ tín thì họ sẽ tìm mọi cách để có thể trả nợ cho ngân hàng, nếu doanh

nghiệp là đối tượng luôn dùng những phương án sản xuất kinh doanh giả mạo để vay vốn sau đó lại sử dụng vốn vay vào những mục đích không lành mạnh hoặc chỉ đem lại lợi nhuận cho một vài đối tượng quản lý, hoặc chây ỳ, không muốn trả nợ thì khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp khó hoặc có thể không thu hồi được vì lý do chủ quan thuộc vấn đề đạo đức.

* Tài sản đảm bảo

Hoạt động của doanh nghiệp luôn phải đối đầu với các rủi ro, có thể mất khả năng trả nợ. Vì vậy, tài sản đảm bảo được coi là nguồn tài trợ thứ hai khi mà nguồn tài trợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là tài sản thuộc sự sở hữu, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hoặc là sự bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản đảm bảo cũng có thể được hình thành từ nguồn tài trợ chủa ngân hàng cho doanh nghiệp. Giá trị của tài sản đảm bảo có thể có những giai đoạn thay đổi lớn, bị giảm giá so với giá trị còn lại, có loại chịu tác động mạnh của hao mòn vô hình hay tính thị trường của tài sản thay đổi. Vì vậy, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ tính chất này để xác định tỷ lệ tài trợ hợp lý, vừu đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 35 - 36)