Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 65 - 67)

Chính sách tín dụng đối với DNNQD phải thể hiện các nội dung

- Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD trong tổng dư nợ cao, đặc biệt là DNN&V, hạn chế việc tập trung vào các doanh nghiệp lớn, bộ máy cồng kềnh, trì trệ.

- Cơ cấu tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro đối với việc quá tập trung vào một ngành hay một lĩnh vực kinh doanh; Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong các DNNQD phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp cân đối vốn để tài trợ cho dự án.

- Đối với những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín, chiến lược kinh doanh cụ thể và lâu dài thì ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi:

+ Về chính sách lãi suất

Ngân hàng đưa ra các mức lãi suất khách nhau áp dụng cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau tùy thuộc vào triển vọng phát triển của từng ngành nghề, có chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp thường xuyên vay vốn, có uy tín và chất lượng kinh doanh tốt. Chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì một chính sách hợp lý trong một giai đoạn cụ thể vừa đảm bảo lợi ích cho ngân hàng vừa khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

+ Về phương thức cho vay

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, tính khả thi của phương án, khả năng hoàn trả nợ vay, ngân hàng thỏa thuận với khách hàng phương án vay phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Do đó, giải pháp và phương thức cho vay ở đây là ngân hàng nên mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay theo hạn mực tín dụng đối với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, vay vốn trả nợ thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. Dưa vào nợ quá hạn, xem xét tỷ trọng nợ quá hạn, nợ khó đòi trên tổng dư nợ của các loại hình doanh nghiệp, các phương thức cho vay để tìm ra những doanh nghiệp và những phương thức cho vay phù hợp với những loại hình doanh nghiệp đó đảm bảo khả năng hoàn trả và sinh lời.

+ Thời hạn cho vay

Một nhân tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng số tiền vay có kiệu quả là việc tính toán, xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý. Cần điều chỉnh kỳ hạn cho vay linh hoạt

đối với từng loại hình doanh nghiệp. Việc xác định kỳ hạn trả nợ phải dựa vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, từ đó ngân hàng xác định thời hạn trả nợ. Việc xác định không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không hoàn trả được nợ khi đến hạn, gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong quan hệ tín dụng.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có uy tín nhưng chưa là khách hàng thường xuyên thì ngân hàng cần có chiến lược Marketing, quảng bả, tiếp thị, giới thiệu hình ảnh ngân hàng để thu hút khách hàng.

- Đối với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong kinh doanh, ngân hàng có thể hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp vấn đề thị trường, tài chính, nguồn vốn đầu tư để doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn.

- Đối với khách hàng làm ăn không hiệu quả, tình hình sản xuất kinh daonh yếu kém, cố tình chây ỳ không trả nợ có dấu hiệu lừa đảo thì ngân hàng cần kiên quyết xử lý, thu hồi nợ trước hạn đảm bảo an toàn.

- Tổ chức quản trị rủi ro thông qua hoàn thiện các quy trình, nghiệp vụ, biện pháp phân tán rủi ro, bảo đảm tài sản đồng thời tuân thủ và nhất quán trong thực hiện các chế tài về hành chính, tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 65 - 67)