Thực trạng chất lượng tín dụngDNNQD cuả NHNo&PTNT Tây Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 51)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng thu 206 tỷ VNĐ 232.206 tỷ VNĐ 280.589 tỷ VNĐ Thu tín dụng 202 tỷ VNĐ 228.968 tỷ VNĐ 270.257 tỷ VNĐ Thu dịch vụ 2.3 tỷ VNĐ 2.159 tỷ VNĐ 4.558 tỷ VNĐ Tổng chi 179 tỷ VNĐ 199.262 tỷ VNĐ 243.900 tỷ VNĐ Chi huy động vốn 152 tỷ VNĐ 162.213 tỷ VNĐ 174.978 tỷ VNĐ Chênh lệch thu chi 27 tỷ VNĐ 32.944 tỷ VNĐ 36.689 tỷ VNĐ

LSBQ đầu vào – đầu ra 0.35% 0.3% 0.3%

Hệ số tiền lương đạt được 1.99 1.89 1.37

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006,2007 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD cuả NHNo&PTNT Tây Hà Nội những năm gần đây. những năm gần đây.

Bước 1: Cán bộ tín dụng hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Hồ sơ pháp lý về khách hàng

 Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp  Hồ sơ về dự án vay vốn

Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ. Ngân hàng tiến hành thẩm định về

 Năng lực pháp lý

 Uy tín của doanh nghiệp( ngành nghề kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động, quản trị điều hành cảu lãnh đạo, quan hệ của doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng …)

 Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh gnhiệp  Hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, tác động kinh tế kỹ thuật của dự án  Nguồn vốn, thời hạn, lãi suất, các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Thẩm định xong, nhân viên lập tờ trình lên cấp trên để ra quyết định.

Bước 3: Theo quy định, quyết định cho vay đối với dự án nhóm A là không quá 25 ngày, nhóm B là không quá 18 ngày, không quá 12 ngày đối với các dự án còn lại kể rừ khi chi nhánh nhận đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết từ phía doanh nghiệp. Bước này kết thúc được đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả là từ chối cho vay ( nêu rõ lý do) hoặc chấp nhận thông qua việc ký hợp đồng.

Bước 4: Giải ngân, kiểm tra, giám sát

Sau khi ký hợp đồng, ngân hàng thực hiẹn những điều khoản đã thỏa thuận, thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giải ngân và kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng và hoàn trả nợ của doanh nghiệp

Bước 5: Thu nợ, thu lãi và xử lý phát sinh

Đến kỳ, ngân hàng thu vốn gốc và lãi, nếu tới hạn mà doanh nghiệp chưa trả hoặc trả chưa đủ, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý khoản vay đó và đưa ra các phán quyết tín dụng mới.

Bước 6: Kết thúc hợp đồng

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội

*Về các chỉ tiêu định tính. Trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay DNNQD nói riêng, ngân hàng luôn tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay áp dụng cho từng đồi tượng khách hàng với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, giải quyết nhanh chóng nhua cầu vốn cho những doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng lâu dài. Đối với những doanh nghiệp vay lần đầu ngân hàng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, thực sự là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp. Ngân hàng cũng đã có những thay đổi trogn chính sách tín dụng phù hợp với chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam: tăng cương cho vay DNNQD đặc biệt là các DNN&V, mở rộng kết hợp với nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

2.2.2.1. Dư nợ tín dụng DNNQD

Bảng 2.6. Thực trạng dư nợ DNNQD qua các năm

Đơn vị tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng số khách hàng Dư nợ (tỷ VNĐ) %/tổng dư nợ Tổng số khách hàng Dư nợ (tỷ VNĐ) %/tổng dư nợ Tổng số khách hàng Dư nợ (tỷ VNĐ) %/tổng dư nợ Tổng dư nợ 1125 1270 100 495 1497 100 914 1908 100 Dư nợ khác 807 609 48 436 809 54 739 549 29 Dư nợ DNNQD 318 661 52 59 688 46 175 1359 71.2 - ngắn hạn 245 297 23.39 43 398 26.56 866 45.39 - trung hạn 73 277 21.81 14 90 6.01 321 16.82 -dài hạn 87 6.8 2 201 13.43 172 9

năm 2005 45% 42% 13% năm 2006 58% 13% 29% năm 2007 63% 24% 13% ngắn hạn trugn hạn dài hạn

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tín dụng DNNQD theo thời gian qua các năm

Tăng trưởng dư nợ DNNQD qua các năm tăng nhanh từ 661 tỷ năm 2005 chiếm 52% tổng dư nợ lên 1359 tỷ năm 2007 chiếm 71.2% tổng dư nợ. Tỷ trọng của dư nợ theo thời gian cũng có sự thay đổi theo hướng tăng đần tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn gắn với việc cho vay các DNN&V, phù hợp với nhu cầu thị truờng cũng như chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ quá hạn

Chỉ tiêu % nợ xấu 2005 % nợ xấu 2006 % nợ xấu 2007

Dư nợ DNNQD 0.25 0.24 1.33

-ngắn hạn 0 0.13 1.2

-trung hạn 0.25 0.1 0.13

-dài hạn 0 0 0

Tổng 0.48 0.49 0.7

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006,2007 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Nợ xấu 2005: Nợ nhóm 3 đến 31/12/2005 (Chi nhánh chỉ có nợ nhóm 3, không có nợ nhóm 4,5): 6.113 triệu, chiếm 0.48% tổng dư nợ

Nợ xấu2006

Bảng 2.8: Nợ xấu đối với DNNQD năm 2006

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Tổng số nợ xấu

Tỷ lệ ( % )

Phân loại theo nhóm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

DNNQD 3,482 0.23% 0 0 3,482

- Ngắn hạn 2,055 0.14% 0 0 2,055

- Trung, dài hạn 1,427 0.10% 0 0 1,427

Tổng cộng 7,408 0.49% 225 281 6,902

TĐ: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 894 894

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006,2007 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Nợ xấu đến 31/12/2006: 7.4 tỷ đồng chiếm 0.49% tổng dư nợ

Nợ xấu 2007

Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Tổng số nợ xấu Tỷ lệ ( % )

Phân loại theo nhóm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

DNNQD 12,163 0.6% 0 0 12,163

- Ngắn hạn 9,366 0.46% 0 0 9,366

- Trung, dài hạn 2,797 0.13% 0 0 2,797

Tổng cộng 14,354 0.7% 0 0 14,354

TĐ: Ngoại tệ quy đổi VNĐ 0 0 0 0

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006,2007 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Nợ xấu đến 31/12/2007: 14.354 triệu đồng chiếm 0.7% tổng dư nợ.

Ta thấy, tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng DNNQD còn ở mức cao, lại chủ yếu là nợ xấu nhóm 5. Nợ xấu đối với DNNQD tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối là một điều đáng phải chú ý, doanh nghiệp cần phân tích đánh giá lại , tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đã đạt được:

- Chú trọng công tác khách hàng, cán bộ nắm bắt nhu cầu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, mở rộng dịch vụ tiện ích tới khách hàng tốt, chủ động tiếp cận khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi nhanh chóng, phát huy thế mạnh với phong cách, thái độ tiếp đón nhiệt tình, lịch sự, phục vụ khách hàng ân cần.

- Nợ quá hạn, nợ khó đòi giảm, quỹ dự phòng được trích lập đủ để ngân hàng đứng vững trước những rủi ro do nợ quá hạn, khó đòi gây ra.

- Trong năm 2007 có sự thay đổi về mô hình tổ chức, Ban tín dụng Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chia tách, sát nhập từ các ban: Tín dụng, Tín dụng DNN&V, Thẩm định. Mặc dù cán bộ trong ban có nhiều thay đổi nhưng hoạt động

của Ban sớm đi vào ổn định và thực hiện tốt vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo trong công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

- NHNN đã tổ chức ký kết và triển khai thỏa thuận toàn diện với Hiệp Hội DNN&V Việt Nam và một số Doanh nghiệp về đầu tư cho Phát triển DNN&V Việt Nam, nên NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã chủ động đẩy mạnh hoạt động tiếp cận khách hàng nên số lượng khách hàng doanh có quan hệ với NHNo&PTNT Tây Hà Nội tăng nhanh, đặc biệt là DNN&V chiếm 07,11%. Một số Tập đoàn tài chính, các Tổng công ty lớn đã đề nghị được hợp tác và quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

- Trong chỉ đạo cho vay đối với doanh nghiệp năm 2007 của NHNN, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã hạn chế cho vay đối với các Dự án lớn, thời hạn cho vay vốn dài, các dự án trong kinh doanh bất động sản, các dự án sản xuất xi măng…tập trung ưu tiên vốn cho vay đối với các DNN&V, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn. Dư nợ cho vay Nông nghiệp Nông thôn chiếm 70% dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Dư nợ cho vay DNN&V so với năm 2006 tăng 44,87%, gấp hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung. Với những đóng góp đó của NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng sự phấn đấu của cả hệ thống NHNo&PTNT, NHNo là NHTM có dư nợ cho vay DNN&V lớn nhất tại Việt Nam và được Chính Phủ chọn là ngân hàng duy nhất phát biểu về tham luận về Đầu tư tín dụng cho DNN&V tại Hội nghị phát triển Dân Doanh toàn quốc do Thủ Tướng Chính Phủ chủ trì.

- Tổ chức tốt việc thẩm định các khoản vay thuộc thẩm quyền của Chi nhánh. Cán bộ tín dụng tập trung nghiên cứu báo cáo, phân tích đánh giá khách hàng, dự án, xây dựng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với từng doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác kiểm tra, thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng vốn, đánh giá toàn diện tình hình doanh nghiệp. Việc thẩm định, đề xuất đảm bảo đúng chế độ, đáp ứng nhu cầu về thời gian quy định. Qua thẩm định đã từ chối cho vay một số Dự án xin vay có hiệu quả kinh tế thấp, rủi ro cao, doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định hiện hành.

2.3.2.Những hạn chế , tồn tại:

- Dư nợ có tài sản đảm bảo còn thấp, nợ quá hạn có giảm nhưng chưa giải quyết dứt điểm, chưa hạn chế được nợ phát sinh, xử lý nợ quá hạn còn khó khăn.

- Chưa chủ động nắm bắt, điều hành kế họch tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp, dư nợ tập trung tăng trưởng ở những tháng cuối năm làm ảnh hưởng tới việc điều hành kinh doanh của ngân hàng.

- Công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo còn chậm, chưa đầy đủ và thiếu chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo điều hành của giám đốc.

- Hoạt động phân tích ngành, phân tích đánh giá thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa chủ động và xây dựng chiến lựợc cụ thể về đầu tư tín dụng cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Chưa chủ động trong công tác kiểm tra chuyên đề, việc kiểm tra, phát hiện các sai phạm còn yếu dẫn đến tình trạng không tuân thủ, chấp hành đúng các quy định, quy trình cho vay vẫn diễn ra. Một số chi nhánh tỷ lệ nợ xấu còn cao, khả năng thu hồi vốn thấp ảnh hưởng tới tài chính toàn ngành.

- Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm riêng biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng nên việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng tốt còn hạn chế, một số khách hàng tốt chuyển đến quan hệ với ngân hàng khách.

- Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, nhất là kiến thức về phân tích ngành, thị trường, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế:

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Các DNNQD tiếp xúc với vốn tín dụng của ngân hàng còn khó khăn do các điều kiện chặt chẽ trong khi các tổ chức tín dụng khác có sự thông thoáng.

 Thủ tục cho vay còn rườm rà, doanh nghiệp phải xuất trình nhiều loại giấy tờ. Cán bộ tín dụng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, trong khi cơ chế chính

sách, tình hình kinh tế luôn thay đổi gây khó khăn cho cán bộ tín dụng nhất là trong công tác thẩm định.

 Cán bộ tín dụng thiếu thông tin tín dụng vì thông tin mà ngân hàng có được thường do khách hàng cung cấp nhưng thông tin này thường bị che dấu dưới nhiều hình thức khách nhau. Vì vậy, cán bộ tín dụng mất thêm thời gian để kiểm tra và tìm kiếm thêm thông tin.

 Chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động Marketing ngân hàng, mặc dù chủ động tìm kiếm khách hàng nhưng hiệu quả chưa cao.

* Nguyên nhân khách quan:

 Khả năng của các DNNQD trong việc đáp ứng yêu cầu tín dụng còn thấp. Nhiều vướng mắc: không đủ vốn tự có theo yêu cầu, tài sản thế chấp, dự án khả thi…Khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp còn kém. Vốn nhỏ, trình độ trang thiết bị công nghệ lạc hậu làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giảm khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp. Khả năng hạch toán của doanh nghiệp còn hạn chế. Các số liệu trình cho ngân hàng thường không sát thực, đem lại những rủi ro cho ngân hàng.

 Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, giá cả tăng cao đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, hiện tượng nợ đọng là vấn đề nổi cộm.

 Cơ chế chính sách vĩ mô luôn được điều chỉnh, đổi mới, có những quy định không đồng bộ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, đồng bộ. Nhiều văn bản liên quan tới tài sản đảm bảo còn thiếu sót, văn bản ban hành chồng chéo tạo cơ hội, khe hở cho các doanh nghiệp lợi dụng. Nhiều văn bản hướng dẫn còn chậm trễ, hướng dẫn chưa rõ ràng dẫn đến hiểu sai, giải quyết tín dụng khó khăn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD CỦA NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội

3.1.1. Định hướng tín dụng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam

Năm 2008 được dự báo là năm thị trường Tài Chính- Tiền tệ có nhiều biến động lớn. Hàng loạt chính sách điều chỉnh của Nhà nước sẽ được thực thi trong năm: tăng khung giá các loại đất, điều chỉnh chính sách quản lý giá các mặt hàng: xăng, dầu, than, điện… theo cơ chế thị trường, thị trường bất động sản biến động khó lường, lãi suất VNĐ tiếp tục ở mức cao, các NHTM cổ phần, NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động; Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng kiểm soát lạm phát…Đây là những yết tố ảnh hưởng tới hoạt độngđầu tư tín dụng cho doanh nghiệp.

Vì vậy, các Chi nhánh cần thường xuyên phân tích đánh giá tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng để có giải pháp điều hành linh hoạt hoạt động tín dụng, điều chỉnh dư nợ phù hợp giữa các ngành kinh tế, vừa đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ vừa nâng cao chất lượng tín dụng.

* Mục tiêu tổng quát:

Năm 2008 dư nợ cho vay doanh nghiệp phải đảm bảo tăng trưởng ở mức hợp lý, phù hợp tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ của toàn ngành và đinh hướng tăng trưởng tín dụng của Hội đồng quản trị. Tập trung đẩy mạnh cho vay DNN&V nhất là doanh nghiệp hoạt độngt rong lĩnh vực Nông nghiệp và Nông thôn, doanh nghiệp hoạt động kinh daonh xuất nhập khẩu. hạn chế cho vay các dự án lớn có nhu cầu vay vốn dài hạn, kiểm saóat chặt chẽ cho vay bất động sản, cho vay kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)