Những kết quả đã đạt được:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 57 - 59)

- Chú trọng công tác khách hàng, cán bộ nắm bắt nhu cầu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, mở rộng dịch vụ tiện ích tới khách hàng tốt, chủ động tiếp cận khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi nhanh chóng, phát huy thế mạnh với phong cách, thái độ tiếp đón nhiệt tình, lịch sự, phục vụ khách hàng ân cần.

- Nợ quá hạn, nợ khó đòi giảm, quỹ dự phòng được trích lập đủ để ngân hàng đứng vững trước những rủi ro do nợ quá hạn, khó đòi gây ra.

- Trong năm 2007 có sự thay đổi về mô hình tổ chức, Ban tín dụng Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chia tách, sát nhập từ các ban: Tín dụng, Tín dụng DNN&V, Thẩm định. Mặc dù cán bộ trong ban có nhiều thay đổi nhưng hoạt động

của Ban sớm đi vào ổn định và thực hiện tốt vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo trong công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

- NHNN đã tổ chức ký kết và triển khai thỏa thuận toàn diện với Hiệp Hội DNN&V Việt Nam và một số Doanh nghiệp về đầu tư cho Phát triển DNN&V Việt Nam, nên NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã chủ động đẩy mạnh hoạt động tiếp cận khách hàng nên số lượng khách hàng doanh có quan hệ với NHNo&PTNT Tây Hà Nội tăng nhanh, đặc biệt là DNN&V chiếm 07,11%. Một số Tập đoàn tài chính, các Tổng công ty lớn đã đề nghị được hợp tác và quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

- Trong chỉ đạo cho vay đối với doanh nghiệp năm 2007 của NHNN, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã hạn chế cho vay đối với các Dự án lớn, thời hạn cho vay vốn dài, các dự án trong kinh doanh bất động sản, các dự án sản xuất xi măng…tập trung ưu tiên vốn cho vay đối với các DNN&V, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn. Dư nợ cho vay Nông nghiệp Nông thôn chiếm 70% dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Dư nợ cho vay DNN&V so với năm 2006 tăng 44,87%, gấp hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung. Với những đóng góp đó của NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng sự phấn đấu của cả hệ thống NHNo&PTNT, NHNo là NHTM có dư nợ cho vay DNN&V lớn nhất tại Việt Nam và được Chính Phủ chọn là ngân hàng duy nhất phát biểu về tham luận về Đầu tư tín dụng cho DNN&V tại Hội nghị phát triển Dân Doanh toàn quốc do Thủ Tướng Chính Phủ chủ trì.

- Tổ chức tốt việc thẩm định các khoản vay thuộc thẩm quyền của Chi nhánh. Cán bộ tín dụng tập trung nghiên cứu báo cáo, phân tích đánh giá khách hàng, dự án, xây dựng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với từng doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác kiểm tra, thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng vốn, đánh giá toàn diện tình hình doanh nghiệp. Việc thẩm định, đề xuất đảm bảo đúng chế độ, đáp ứng nhu cầu về thời gian quy định. Qua thẩm định đã từ chối cho vay một số Dự án xin vay có hiệu quả kinh tế thấp, rủi ro cao, doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định hiện hành.

2.3.2.Những hạn chế , tồn tại:

- Dư nợ có tài sản đảm bảo còn thấp, nợ quá hạn có giảm nhưng chưa giải quyết dứt điểm, chưa hạn chế được nợ phát sinh, xử lý nợ quá hạn còn khó khăn.

- Chưa chủ động nắm bắt, điều hành kế họch tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp, dư nợ tập trung tăng trưởng ở những tháng cuối năm làm ảnh hưởng tới việc điều hành kinh doanh của ngân hàng.

- Công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo còn chậm, chưa đầy đủ và thiếu chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo điều hành của giám đốc.

- Hoạt động phân tích ngành, phân tích đánh giá thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa chủ động và xây dựng chiến lựợc cụ thể về đầu tư tín dụng cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Chưa chủ động trong công tác kiểm tra chuyên đề, việc kiểm tra, phát hiện các sai phạm còn yếu dẫn đến tình trạng không tuân thủ, chấp hành đúng các quy định, quy trình cho vay vẫn diễn ra. Một số chi nhánh tỷ lệ nợ xấu còn cao, khả năng thu hồi vốn thấp ảnh hưởng tới tài chính toàn ngành.

- Các sản phẩm cho vay doanh nghiệp còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm riêng biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng nên việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng tốt còn hạn chế, một số khách hàng tốt chuyển đến quan hệ với ngân hàng khách.

- Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, nhất là kiến thức về phân tích ngành, thị trường, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 57 - 59)