những biện pháp xử lý thích hợp với những khoản nợ quá hạn
- Biện pháp phòng ngừa các khoản cho vay có thể dẫn tới tình trạng nợ quá hạn:
+ Đưa ra lời khuyên dưới hình thức cố vấn cho doanhh nghiệp về vần đề đang vướng mắc, giới thiệu khách hàng cho doanh nghiệp. Tư vấn, giúp đỡ cho doanh nghiệp trong việc tổ chức quản lý lại doanh nghiệp theo chiều hướng giảm bớt những kế hoạch phát triển dài hạn, giảm bới hàng tồn kho và thanh lý các tài sản không còn giá trị sử dụng, tăng cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh bằng việc gia tăng khối lượng khoản vay ( nếu phương án có tính khả thi) hoặc có thể cho doanh nghiệp vay thêm vốn dưới hình thức vay có bảo lãnh, có tài sản thế chấp cầm cố, thế chấp bổ sung…
- Đối với những khoản vay đã là nợ quá hạn, nợ khó đòi:
+ Ngân hàng có thể điều chỉnh lại thời gian trả nợ cũng như lịch trả lãi, điều chỉnh lại các khoản vay bằng cách kéo dài thêm kỳ hạn hoặc rút bớt mức chi trả lãi trong thời gian hạn nợ cho khách hàng.
+ Đối với những khoản cho vay đã trở thành nợ quá hạn khó đòi, không có khả năng thu hồi thì ngân hàng cần thực hiện biện pháp thanh lý khoản vay. Nếu là khoản vay có tài sản đảm bảo thì thực hiện xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn, nếu là khoản vay không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng nhở đến tòa án kinh tế để thu hồi vốn bằng cách bán tài sản của người vay. Trong trường hợp khách hàng không có tài sản đảm bảo vừa không có tài sản khác để trả nợ ngân hàng thì ngân hàng phải chấp nhận rủi ro, người vay phải thụ án theo phán quyết của tòa án nếu ngân hàng khởi kiện ra tòa.
Ngoài ra, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp chuyển nợ quá hạn hoặc nợ khoanh, xóa nợ một cách hợp lý cho khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ sau khi đã tiến hành tất cả các biện pháp trên.