Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 73)

NHNo&PTNT Việt nam là cơ quan điều hành, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của NHNo Tây Hà Nội, mọi quyết định, đường lối, định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những tác động cần thiết nhằm thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp của ngân hàng. Cụ thể, NHNo&PTNT cần thiết phải:

- Đưa ra một định hướng chiến lược về thị trường, khách hàng là doanh nghiệp, bổ sung hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội phù hợp với đối tượng vay vốn có tính đặc thù như doanh nghiệp đặc biệt là DNNQD

- Nghiên cứu và ban hành một cơ chế lãi suất trong hệ thống NHNo&PTNT linh hoạt, khuyến khích việc mở rộng việc mở rộng hoạt động tín dụng trên địa bàn.

- Có chế độ khen thưởng rõ ràng, công minh trong các đơn vị trực thuộc nhằm khuyến khích, thúc đấy các đơn vị đó thực hiện hiệu quả hơn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT trên cùng một địa bàn. Nghiên cứu chế độ khen thưởng có tính chất khuyến khích cán bộ tín dụng mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Hỗ trợ tài chính cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội thực hiện các chương trình quảng bá, nâng cao thương hiệu và hình ảnh của mình.

- Thường xuyên tổ chức công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ trong hệ thống. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề như: thẩm đinh, tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế…

- Tăng cường hiệu lực công tác thông tin và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hệ thống. Việc này giúp các Chi nhánh có những thông tin cần thiết và kịp thời về khách hàng vay vốn và tình hình biến động của nền kinh tế để có những điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát đảm bảo việc mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp.

- Thường xuyên ổ chức các buổi hội thảo trao đổi tình hình, kinh nghiệm hoạt động giữa các Chi nhánh. Bên cạnh đó, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ những cán bộ tín dụng (những người trực tiếp thụ lý khoản vay) nên họ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế có lợi cho việc hoạch định chiến lược cũng như phương thức hoạt động của toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO và thực hiện cam kết về lộ trình AFTA đã tạo ra nhiều cơ hội mới, thuận lợi mới cho sự phát triển nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức khó khăn. Việt nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng được coi là một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Tuy nhiên, điều đó lại làm cho mức độ cạnh tranh nghày càng gay gắt, khốc liệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, DNNQD có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và thường phải dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Để thúc đẩy và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, phương thức hữu hiệu là giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn tại các NHTM. Theo đó, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết trên con đường hội nhập, phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị 28/2001/CT_TTg về việc tiếp tục tạo môi trường kinh daonh thuận lợi cho doanh nghiệp

2. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006,2007của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 3. Báo cáo tín dụng các năm 2005, 2006, 2007 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 4. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, TS Nguyễn Minh Kiều, Nhà xuất bản Thống

Kê 2007

5. Ngân hàng Thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản ĐHKTQD 2007

6. Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam

7. Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, Nguyễn Minh Kiều, Nhà xuất bản Tài Chính 2007

8. Các bài chuyên đề tốt nghiệp các khóa 43,44,45 9. Các trang web: mof.gov, moi…

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NHTM: Ngân hàng Thương Mại

DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước DNN&V: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG DNNQD VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 4

1.1. Tín dụng DNNQD trong ngân hàng thương mại ... 4

1.1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ... 4

1.1.1.1. Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) 4 1.1.1.2. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế ... 5

1.1.1.3. Đặc điểm của DNNQD nước ta hiện nay ... 6

1.1.2. Tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ... 10

1.1.2.1. Khái niệm và phân loại tín dụng DNNQD ... 10

1.1.2.2. Nguyên tắc tín dụng DNNQD của NHTM ... 17

1.1.2.3. Quy trình tín dụng DNNQD ... 18

1.2.Chất lượng tín dụng DNNQD ... 21

1.2.1.Quan niệm về chất lượng tín dụng DNNQD và điền kiện để tín dụng DNNQD có chất lượng tốt ... 21

1.2.1.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng DNNQD ... 21

1.2.1.2. Cơ sở để tín dụng DNNQD có chất lượng tốt ... 22

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụngDNNQD ... 24

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNQD ... 26

1.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính ... 26

1.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng... 27

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp ... 32

1.2.4.1. Từ phía Ngân hàng ... 32

1.2.4.2. Từ phíacác DNNQD... 35

1.2.4.3. Các nhân tố khác ... 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD Ở NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI ... 38

2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Tây Hà Nội ... 38

2.1.1. Lịch sử hình thành ... 38

2.1.2. Cơ cấu tổ chức ... 39

2.1.3. Tình hình hoạt động những năm gần đây ... 41

2.1.3.1. Huy động vốn... 41

2.1.3.2. Sử dụng vốn ... 46

2.1.3.3. Dịch vụ và các tiện ích thực hiện: ... 50

2.1.3.4. Kết quả tài chính ... 51

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD cuả NHNo&PTNT Tây Hà Nội những năm gần đây. ... 51

2.2.1. Quy trình tín dụng DNNQD... 51

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội ... 53

2.2.2.1. Dư nợ tín dụng DNNQD ... 54

2.2.2.2.Tình hình nợ quá hạn đối với tín dụng DNNQD ... 55

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội ... 57

2.3.1. Những kết quả đã đạt được: ... 57

2.3.2.Những hạn chế , tồn tại: ... 59

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: ... 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD CỦA NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI ... 61

3.1. Định hướng phát triển tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội61 3.1.1. Định hướng tín dụng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam ... 61

3.1.2 Định hướng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội ... 62

3.1.2.1. Mục tiêu và đinh hướng hoạt động kinh doanh ... 62

3.1.2.2. Định hướng tín dụng DNNQD của ngân hàng ... 64

3.1.2.3. Định hướng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội ... 65

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây

Hà Nội ... 65

3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt ... 65

3.2.2. Phát triển hoạt động Marketing ngân hàng tới các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng ... 67

3.2.3. Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý và phân tích thông tin, nâng cao chất lượng công tác thẩm định ... 68

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay ... 69

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ... 70

3.2.6. Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dấn tới nợ quá hạn và có những biện pháp xử lý thích hợp với những khoản nợ quá hạn ... 70

3.3. Một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam ... 71

3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ ... 71

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ... 72

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam ... 73

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

1.BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội ... 39

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn những năm gần đây ... 44

Bảng 2.3. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ các năm ... 46

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ những năm gần đây ... 47

Bảng 2.5: Kết quả tài chính những năm gần đây ... 51

Bảng 2.6. Thực trạng dư nợ DNNQD qua các năm ... 54

Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ quá hạn ... 56

Bảng 2.8: Nợ xấu đối với DNNQD năm 2006 ... 56

Bảng 2.9. Nợ xấu đối với DNNQD năm2007 ... 56

2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian ... 45

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn ... 45

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm ... 49

Biểu đồ 2.4. Tăng trưởng dư nợ qua các năm ... 49

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng Doanh nghiệp ngòai quốc doanh của Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)