II. Kích cầu đầu tư
4. Nguồn vốn cho kích cầu đầu tư
4.3. Vay nợ nước ngoài (ODA và tín dụng thương mại)
Vốn tín dụng ODA được coi là nguồn vốn nhiều ưu điểm so với vốn ODA thông thường và các nguồn vốn khác. Nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, công tác triển khai là một trong những nhân tố quan trọng dẫn tới thành công và cần có sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức có liên quan.
Thứ nhất, chủ động được nguồn vốn dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mà còn nhận được các hỗ trợ phi tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Còn các ngân hàng thương mại tham gia dự án cũng có thêm nguồn lực tài chính dài hạn với chi phí vốn thấp, có thể quay vòng để cho vay nhiều doanh nghiệp hơn.
Thứ hai, nếu so sánh với nguồn vốn huy động từ cổ phần hóa hoặc phát hành cổ phiếu thì vốn tín dụng ODA không bị áp lực lớn từ các cổ đông. Chưa kể, không phải lúc nào cũng có thể cổ phần hóa hay phát hành cổ phiếu để thu hút vốn khi mà thị trường chứng khoán đang trồi sụt như hiện nay.
Thứ ba, nguồn vốn tín dụng ODA mở rộng phạm vi sử dụng đến nhiều đối tượng như ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn để phục vụ mục đích phát triển kinh tế; không giống nhiều dự án ODA khác là đối tượng thụ hưởng, mục đích sử
dụng vốn được định trước theo ý muốn chủ quan của nhà tài trợ và thêm nhiều điều kiện như tư vấn, trang thiết bị sử dụng cho dự án phải nhập từ các nước cung cấp nguồn vốn đó.