Tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 37 - 38)

II. Kích cầu đầu tư

5.1.3.Tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4. Nguồn vốn cho kích cầu đầu tư

5.1.3.Tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đối với cơ cấu ngành kinh tế: Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng như thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Cụ thể, đầu tư sẽ góp phần tăng cường vật chất kĩ thuật, nâng cao hàm lượng công nghệ qua đó nâng cao năng suất lao động của ngành. Nhờ đó sẽ tạo ra sản lượng cao hơn với giá thành thấp hơn. Mặt khác, đầu tư là tiền đề tập trung các nguồn lực khác của nền kinh tế (lao động, tài nguyên, vốn dư thừa…) cho mục tiêu phát triển ngành. Chính đầu tư chứ không phải các quyết định hành chính là nhân tố trực tiếp nhất có thể huy động tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của ngành. Không những thế việc đầu tư còn tạo ra điều kiện vật chất cho sự ra đời của những ngành mới. Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và sự ra đời của những ngành mới chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Đối với cơ cấu lãnh thổ kinh tế: Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư thích hợp đều có điều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình. Những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát triển của một quốc gia. Những vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển. Những vùng kém phát triển có thể nhờ vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các vùng khác. Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Các dịch vụ y tế, giáo dục… cũng cần được đầu tư cho phù hợp với sự phát triển của một đô thị.

Đối với cơ cấu thành phần kinh tế: Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần nào là chủ đạo; thành phần nào được ưu tiên phát triển; vai trò; nhiệm vụ của các thành phần trong nền kinh tế…Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.

Việc kích cầu đầu tư cũng đi đối với việc thay đổi các biện pháp chính sách, phương hướng phát triển của cả xã hội. Tùy và điều kiện và trình độ phát triển của mỗi quốc gia khác nhau mà có những chiến lược phát triển các ngành nghề trọng điểm khác nhau. Động lực chính của sự chuyển dịch này đó là những ngành nghề quan trọng, mang lại thu nhập cao cho nên kinh tế quốc dân cần phải được chú trọng phát triển.

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 37 - 38)