Tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 35 - 36)

II. Kích cầu đầu tư

4. Nguồn vốn cho kích cầu đầu tư

5.1.1 Tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế

Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không đổi). Ta có công thức sau:

AD=C+I+G+X-M Trong đó: C: Tiêu dùng I: Đầu tư G: Tiêu dùng của Chính Phủ X: Xuất khẩu M: Nhập khẩu

Tác động đến cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yêu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…thể hiện qua phương trình sau:

Q= F(K, L, T, R…)

Trong đó: K: Vốn đầu tư L: Lao động T: Công nghệ

R: Tài nguyên

Như vậy kích cầu đầu tư làm tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác tác động của vốn đầu tư còn được thể hiện thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w