Nội dung kích cầ uở Việt Nam

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 64 - 70)

II. Kích cầu đầu tư

2. Thực tiễn kích cầu đầu tưở Việt Nam giai đoạn 2007_nay

2.2.2. Nội dung kích cầ uở Việt Nam

Chính sách thuế:Từ 1/1/2009, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ chính thức hạ xuống còn 25%. Dù một số muốn giữ nguyên mức thuế TNDN 28% hiện hành vì lo sợ giảm thu ngân sách,nhưng theo UB Thường vụ Quốc hội, việc giảm thuế suất này sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoaì. Đây cũng là định hướng trong Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010

Chính sách tín dụng: trong một thời gian dài, chúng ta áp dụng lãi suất cho vay TDĐT là 5,4%/năm (giai đoạn 1999-2003); lãi suất 6,6% (giai đoạn 2003-2004); lãi suất 7,8%/năm (giai đoạn 2004-2006); lãi suất

8,4%/năm và 9%/năm (giai đoạn 2006-2008); đến tháng 8/2008, mới nâng lên 11,4%/năm và 12%/năm tương ứng với đầu tư cơ sở hạ tầng, vùng miền khó khăn và các ngành nghề, địa bàn còn lại. Lãi suất cho vay TDXK là 8,7%/năm, đó là mức lãi suất quá thấp trong một thời gian dài; đến tháng 8/2008, do lạm phát tăng cao mới nâng lên là 14,4%/năm. Đối với những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án tại các xã thuộc Chương trình 135, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước sẽ thấp hơn 0,6%/năm cho cả đồng Việt Nam và ngoại tệ. Riêng lãi suất cho vay kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nông thôn, hạ tầng vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long là 0%/năm.Từ đầu năm 2008 đến nay, lãi suất thị trường liên tục tăng cao;có thời điểm lãi suất huy động trên thị trường trong khoảng từ 17,5%/năm – 19%/năm. Như vậy, với các mức lãi suất cho vay nêu trên thì ngay cả khi áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn thì vẫn thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường rất nhiều.

Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 22/2003/QĐ-BTC về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỹ đất tạo vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang được giao giúp Chính phủ hoàn tất các công việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi, điều chỉnh mức lãi suất, đơn giản hóa các quy trình thủ tục, điều chỉnh lại đối tượng được vay ưu đãi cho phù hợp với những quy định mới nhất của Nghị định 35/2002/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 51/1999/NĐ-CP). Việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển như một tổ chức tài chính nhà nước phi lợi nhuận, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ tăng cường mạnh mẽ các hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận tín dụng nhà nước

trong các lĩnh vực Nhà nước khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã hoàn tất dự thảo đề án thành lập Ngân hàng Hỗ trợ xuất khẩu và đã triển khai lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành trong cả nước

Hàng loạt các văn bản pháp quy, thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan đến các vấn đề về đất đai, lao động, tiền lương, xúc tiến thương mại và đầu tư... đã lần lượt được ban hành. Có thể nói, chưa bao giờ như trong một khoảng thời gian ngắn vừa qua, nhiều văn bản pháp quy đã ra đời nhưng đều nhằm một mục đích thống nhất là tháo gỡ những vướng mắc, cản trở để đẩy mạnh hơn nữa nhịp độ phát triển của khu vực đầu tư tư nhân.

Cùng với các cơ quan trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy đều đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở những điều kiện cụ thể của địa phương mình. Tiếp theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã cụ thể hóa những nội dung lãnh đạo của cấp ủy, xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng. Hầu hết các tỉnh, thành đều tiến hành cải cách thủ tục hành chính, có nơi đã thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và quản lý ngành nghề kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và chủ trương phân cấp quản lý của Chính phủ để tạo điều kiện khuyến khích đầu tư trong nước. Tỉnh Bình Dương là một điển hình tốt trên lĩnh vực này.

Các tỉnh, thành phố đều đã công bố công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Một số địa phương còn có các biện pháp cụ thể hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ dự án, các cơ quan chức năng giúp cung cấp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương án và địa điểm đầu tư. Nhiều tỉnh có

chương trình xúc tiến đầu tư rất thiết thực và hiệu quả, có các hình thức phong phú để tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, đối thoại giữa các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách với các nhà doanh nghiệp. Nhiều vấn đề vướng mắc trong cơ chế đã được nêu ra và đề xuất các giải pháp tháo gỡ từ những cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở này. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng tổ chức một lần.

Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có chính sách xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, cụm làng nghề để huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp. Trong một thời gian ngắn Bắc Ninh đã hình thành quy hoạch phát triển chung của toàn tỉnh, cùng với những biện pháp thiết thực ưu đãi đầu tư cho các làng nghề, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Một số tỉnh như Long An, Quảng Ngãi cũng có những giải pháp thích hợp đối với đất của tư nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Ngoài các biện pháp hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều tỉnh, thành phố còn thiết lập trang web site để giới thiệu, cung cấp thông tin thị trường trong nước và thế giới cho doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư mới trên 310 tỉ đồng để xây dựng mạng liên kết giữa các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp và công dân phỏng theo mô hình chính phủ điện tử, thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng, vừa rút ngắn được thời gian, tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế tối đa những hành vi sách nhiễu, gây phiền hà của các quan chức chính quyền.

Nhiều tỉnh, thành phố tìm tòi những hình thức đa dạng, hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề, chuyển giao và áp dụng công nghệ, xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu. Tỉnh Hòa Bình có nhiều sáng kiến trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống,

phát triển mạng lưới dạy nghề và giới thiệu việc làm, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân hình thành các trung tâm dạy nghề, tập huấn nghiệp vụ triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp. Đến nay, có trên 500 lượt người là các nhà doanh nghiệp và các cán bộ quản lý cấp cơ sở tham gia các khóa học như vậy. Ví dụ tỉnh Hà Tây đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 35 ngàn lượt người trong một thời gian tương đối ngắn.

Tuy vậy, bên cạnh nhiều tỉnh, thành phố rất năng động trong việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, thậm chí còn cung cấp thêm nhiều ưu đãi khác căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình, thì vẫn còn không ít địa phương chưa thực sự "bắt tay vào cuộc". Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhận thức chưa đầy đủ, chưa thấu đáo của một bộ phận cán bộ và nhà doanh nghiệp về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư. Do đó, hành động còn cầm chừng hoặc không đầy đủ, kém hiệu quả... Tất cả đã làm hạn chế kết quả việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ. Theo thống kê chưa đầy đủ, có 17/23 biện pháp của Chương trình hành động phải hoàn thành trong quý 3 năm 2003, thì đến hết tháng 9 mới có 5 biện pháp hoàn thành, 7 biện pháp còn triển khai giang dở, 5 biện pháp còn lại chưa được triển khai. Điều mong mỏi của các nhà doanh nghiệp là phải sớm có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân nhưng vẫn chưa được đáp ứng.

Một thực tế nữa là, các cơ chế chính sách đã được ban hành, nhưng chậm được triển khai thực hiện, nhất là trong vấn đề tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Chủ trương đúng đắn của Chính phủ về việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ dừng lại ở ý tưởng và dự án, hiện chưa có địa phương nào xây dựng được Quỹ này. Lý do chính là các tỉnh, thành phố đều lúng túng chưa rõ mô hình tổ chức, quy chế hoạt

động cụ thể. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, Quỹ phải có vốn điều lệ tối thiểu là 30 tỉ đồng, trong đó Nhà nước góp vốn tối đa 30%, số còn lại địa phương "tự lo". Đối với các địa phương có nguồn thu ngân sách dồi dào thì điều đó còn có thể thực hiện được, nhưng những địa phương (đang chiếm số đông) có nguồn thu hạn chế, chủ yếu còn dựa vào sự cấp phát của ngân sách trung ương thì đây là vấn đề nan giải. Nhiều ý kiến cho rằng, có vấn đề về tính khả thi ngay trong việc ban hành văn bản pháp quy về Quỹ này.

Hiện còn thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết, hoặc có nhưng chưa đồng bộ, như chính sách ưu đãi, chính sách khuyến công. Có chủ trương chưa thực hiện được vì còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành. Một số văn bản không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, như các quy định thi hành Luật Đất đai. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ chưa tốt nên tiến độ không đạt được như mục tiêu đã đề ra.

Thủ tục vay vốn tín dụng và ưu đãi đầu tư chưa được cải tiến đáng kể như tinh thần của Nghị quyết 14 của Đảng đã nêu. Trên thực tế, cơ chế hiện nay chưa đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Điều này thể hiện từ nhận thức của các công chức và có cả trong một bộ phận dân cư đến hành vi đối xử trong từng vụ việc, từng hoạt động cụ thể và trong một số văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ kinh tế - tài chính, nhất là trong chính sách về đất đai và tín dụng, trong thực tế thi hành các chính sách và pháp luật. Bên cạnh đó,liên quan đến kích cầu đầu tư, Thủ tướng nêu lên sự cần thiết của các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, huy động tối đa các nguồn vốn, bảo đảm vốn đối ứng cho ODA, vốn cho công trình giao thông và thủy lợi miền núi, vốn cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, xây dựng các cơ sở sản xuất các mặt hàng công nghiệp thiết yếu….

Sau đây là các 2 gói kích cầu đầu tư cụ thể của Việt Nam:

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w