Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 95 - 96)

II. Kích cầu đầu tư

2.1.Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu

2. Thực tiễn kích cầu đầu tưở Việt Nam giai đoạn 2007_nay

2.1.Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu

Với nội dung và quy mô tương đối lớn, gói kích cầu cần được sự giám sát rộng rãi của xã hội, từ các cơ quan quốc hội, chính phủ, đến bản thân người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu của gói kích cầu với mức thâm hụt ngân sách nhỏ nhất có thể. Cụ thể như:

Thông tin về gói kích cầu, đối tượng thụ hưởng, phương thức thực hiện cụ thể… cần được công bố rộng rãi, để toàn bộ xã hội có thể tham gia vào việc giám sát, đặc biệt là những phần liên quan đến an sinh xã hội Với 1 số phần quan trọng có thể cân nhắc thiết lập các đường đây nóng để người dân và doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn vào quá trình giám sát

Các cơ quan chuyên môn (ngân hàng nhà nước, ủy ban giám sát tài chính quốc gia…) tập trung giám sát vĩ mô các cán cân vĩ mô lớn cũng như những chuyển biến của nền kinh tế toàn cầu để kịp thời báo cáo chính phủ và quốc hội có những điều chỉnh chính sách kịp thời

Ngân hàng nhà nước tập trung giám sát những khoản cho vay ưu đãi lớn dành cho các doanh nghệp thâm dụng vốn để đảm bảo các khoản vay được sử dụng hiệu quả, tạo thêm việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giảm giá sản phẩm để tạo hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế

Quốc hội và chính phủ nên xem xét xây dựng tiêu chí để xác định khi nào có thể dừng kích cầu. trong trường hợp kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam phục hồi sớm trong năm 2009 thì có thể ngừng các biện pháp kích thích để tránh làm nghiêm trọng hơn thâm hụt ngân sách

Cần đảm bảo rằng sau khi vượt qua khủng hoảng và suy thoái thì tình hình thâm hụt ngân sách được cải thiện. các biện pháp này có thể được luật hóa

Đánh giá kết quả gói kích cầu: là hết sức cần thiết, xem xét xem gói kích cầu có thực sự giúp chúng ta vượt qua khủng hoảng hay không, vừa tránh được lãng phí, cũng như rút ra được bài học quý báu trong quản lý và điều hành nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. đồng thời việc yêu cầu đánh giá hiệu quả gói kích cầu cũng sẽ ràng buộc trách nhiệm những người và cơ quan có liên quan. Và khi ràng buộc trách nhiệm, điều này sẽ làm cho việc thực hiện gói kích cầu đạt hiệu quả hơn. Gói kích cầu có thể được đánh giá theo 2 thước đo chính: đánh giá kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra, đánh giá tác động của gói kích cầu tới nền kinh tế.

Đánh giá kết quả thực hiện: thực tế triển khai lựa chọn đối tượng hỗ trợ, tiến độ, tốc độ triển khai kế hoạch, sự sẵn sàng của hệ thống dịch vụ công, thông tin tuyên truyền trong quá trình triển khai kích cầu

Đánh giá tác động của gói kích cầu tới nền kinh tế, tới tổng cầu: so sánh hiệu quả tác động theo nhóm đối tượng, nhóm biện pháp kích cầu, so sánh hiệu quả tác động theo giá trị của gói hỗ trợ

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 95 - 96)