Thực trạng về lãi suất vốn vay

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 53 - 55)

II. Kích cầu đầu tư

1. Thực tiễn kích cầu đầu tư trước khủng hoảng kinh tế 2007

1.2.1 Thực trạng về lãi suất vốn vay

Lãi suất vốn vay là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia nhằm kích thích đầu tư phát triển. Với ý nghĩa hết sức quan trọng, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá nhân trong việc hình thành quyết định đầu tư, quyết định phân bổ vốn đầu tư

Chính sách kích cầu thông qua cắt giảm lãi suất và tăng tác dụng về mặt lí thuyết và kích thích đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên trong giai đoạn này hiệu quả kích cầu tiền tệ không cao đối với kích thích tăng trưởng đầu tư, nhất là đầu tư ngoài quốc doanh, thể hiện:

- Thứ nhất: trong giai đoạn 1999-200 tín dụng đầu tư, đặc biệt là tín dung cho khu vực tư nhân tăng mạnh xét theo cả tốc độ tăng trưởng (69% năm 1999; 47% năm 2000; hơn 40% năm 2001) và giá trị tuyệt đối (từ 58.4 tỷ đồng năm 1999 lên 97 tỷ đồng tháng 8/2001). Tuy nhiên thực tế kích cầu đã cho thấy một nghịch lý là trong điều kiện lãi suất tín dụng giảm mạnh thì tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tương đối nhỏ và không tăng (khoảng 24%), và tốc độ tăng trưởng của khu vực này chỉ tăng vừa phải và không rõ nét. Ngược lại thì từ năm 2002 trong khi lãi suất tín dụng tăng thì đầu tư của khu vực này tăng trưởng rất mạnh cả về tỷ trọng đầu tư lẫn mức tăng trưởng đầu tư. Hơn nữa, tính toán cho thấy: chỉ một tỷ lệ không lớn nguồn vốn ngoài quốc doanh được sử dụng cho mục tiêu đầu tư và tỷ lệ này ngày càng giảm: khoảng 80% năm 1998; 53.9% năm 1999; 40% năm 2000; 39,7% năm 2001 theo tính toán của tổng cục thống kê và ngân hàng nhà nước Việt Nam. Lượng vốn tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh tăng song tỷ lệ vốn dùng cho đầu tư có xu thế giảm dần có thể được sử dụng cho tiêu dùng theo chính sách kích cầu tiêu dùng hoặc có thể được khu vực tư nhân sử dụng để kinh doanh hoặc mua sắm bât động sản

- Thứ hai: mặc dù tỷ trọng đầu tư bằng vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước gần như không đổi, song tốc độ tăng đầu tư giảm mạnh so với giai đoạn trước kích cầu. Đầu tư bằng vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước tăng đáng kể tron điều kiện lãi suất tín dụng tăng lại lần nữa cho thấy rằng việc giảm lãi suất và mở rộng tín dụng có tác động không nhiều đến mức tăng đầu tư bằng vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước. Nguyên nhân là do doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên về lãi suất và tín dụng ngay cả trước khi thực hiện chính sách kích cầu, đang trong giai đoạn khó khan nên việc cắt giảm lãi suất đã ít hấp dẫn các mở rộng đầu tư mà chỉ có thể hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có mức sinh lợi rất cao khác chẳng hạn như kinh doanh bất động sản.

Sở dĩ chính việc kích cầu đầu tư bằng cắt giảm lãi suất và mở rộng tiền tệ có hiệu quả hạn chế là do bị tác động của một số yếu tố chính như:

- Do công cụ chính sách tiền tệ (đặc biệt là chính sách lãi suất ) và tỷ giá được thực hiện một cách không nhất quán. Mặc dù ngân hàng nhà nước VN thực hiện cắt giảm lãi suất danh nghĩa đối với VNĐ tuy nhiên việc cắt giảm lãi suất đã không tính đến mức cắt giảm lãi suất huy động ngoại tệ, mức mất giá của VNĐ đối với USD điều này dẫn tới mức lãi suất huy động thực tế của VNĐ và USD trong một thời gian dài đã tăng cao hơn trước cả khi kích cầu. Điều này có thể làm giảm đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân

- Việc mở rộng tín dụng bắt đầu chậm dần, có những thời kì tốc độ cho vay tăng chậm hơn tốc độ huy động tín dụng khiến cho tình trạng ứ động vốn xảy ra. Trong khi đó nguồn vốn cho khu vực tư nhân vẫn còn bị hạn chế. Đó là tại vì mặc dù lãi suất danh nghĩa đã hạ quá thấp, nhưng một số đối tượng cần vốn vẫn không nhận được nguồn vốn cần thiết do vẫn còn nhiều vướng mắc trong cơ chế cấp vốn như quy định chưa sắt thực tế hoặc do những vướng mắc về tài

sản thế chấp. Bên cạnh đó còn do hệ thống ngân hàng còn kém phát triển, nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh còn có mức nợ quá cao (chủ yếu là nợ của các doanh nghiệp nhà nước), các ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cầu nên thạn trong hơn trong cho vay để giảm bớt rủi ro. Hơn nữa thông tin về các doanh nghiệp tư nhân còn thiếu, hiện tượng phá sản của các doanh nghiệp còn phổ biến khiến nhiều cán bộ tín dụng ngần ngại, không mạnh dạn cho các doanh nghiệp tư nhân vaym mặc dù đã có cơ chế cho vay không cần thế chấp.

- Như vậy thì ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay do đó mà lãi suất của các ngân hàng thương mại quá cao sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp cvay để đầu tư sản xuất kinh doanh. Thực tế là ở Việt Nam là mặc dù lãi suất cho vay thấp nhưng nó vẫn cao hơn tỷ suất lợi nhuận, do vậy nếu vay vốn ngân hàng để thực hiện sản xuất kinh daonh thì lợi nhuận không đủ trả lãi ngân hàng sẽ làm cho nợ nần của doanh nghiệp càng them nặng nề. Do vậy mà để thực thi chính sách lãi suất có hiệu quả, có thể kích thích các doanh nghiệp đầu tư thì cần phải phối hợp một cách đồng bộ với các chính sách khác

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w