II. Kích cầu đầu tư
2. Thực tiễn kích cầu đầu tưở Việt Nam giai đoạn 2007_nay
2.2.1. Nội dung kích cầu của một số nước trên thế giới
Chỉ trong vòng vài tháng qua chính phủ tất cả các nước phát triển, từ chỗ tự hào về sức mạnh kinh tế của mình đến chỗ rơi vào hoảng loạn. Tất cả họ, Mỹ, Anh, Tây Âu..., những cường quốc đại diện cho nền văn minh số chẳng những bị bấy ngờ, mà tới nay yếu tố bất ngờ đã hết và vẫn đang bất lực.
Người ta nhanh chóng thông qua các gói kích cầu, tuy nhiên ở nhiều nước vẫn chưa có được sự nhất trí trong việc sử dụng chúng vào đâu. Phần đông các nước đều tìm mọi cách bảo hộ thị trường của mình, cố gắng giảm thiểu hậu quả xã hội do hiện tượng xa thải nhân công hàng loạt gây ra.
Những gì mà chính phủ các nước, từ các quốc gia đã phát triển đến các quốc gia đang phát triển đang cố làm là tìm mọi cách đẩy mạnh lưu thông hàng hóa hòng tăng sản xuất. Người ta gọi phương án này là kích cầu, tức là bơm ra một lượng tiền để tăng sức mua. Chỉ riêng nước Mỹ gói kích cầu đã lên đến 800 tỷ đôla. Tổng các gói kích cầu của một số nước trên thế giới vượt quá 2000 tỷ đôla, và hiện vẫn đang không ngừng gia tăng. Gruzia $2,2 tỷ Trung Quốc $586 tỷ Mỹ $800 tỷ Malaysia $2 tỷ Đức €50 tỷ Australia $10 tỷ Thái Lan $3,3 tỷ (115- billion-baht) Spain €11 tỷ Nhật $225 tỷ Pháp $24.5 tỷ Eu €200 Swiss $1,3 tỷ Poland €24 tỷ ($30 tỷ) Vietnam $1tỷ Nga $340tỷ India $18,7tỷ Pakistan $7,8 tỷ Anh $38tỷ
Tính trên toàn thế giới gói cứu trợ chiếm khoảng 5% tổng thu nhập kinh tế toàn cầu. Gói kích cầu của Mỹ chiếm 5% GDP, của Nga chiếm đến 15%. Ngay cả nền kinh tế ọp ẹp như của Gruzia cũng chi để kích cầu lên đến $2.2 tỷ.
Tổng thống Gruzia, Saakashvili, đang trình bày kế hoạch kích cầu
Tuy nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt, nhưng chính phủ vẫn chi một lượng tiền lớn $596 tỷ để kích cầu. Nguyên nhân chính là do xuất khầu giảm mạnh khiến cho nhiều nhà máy bị phá sản, và kết quả là nhân công bị xa thải. Ngoài việc giải quyết việc làm cho nhân công, nền kinh tế Trung Quốc còn phải đổi mới công nghệ để sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao
Chancellor Angela Merkel với kế hoạc kích cầu €50 tỷ
Việc các nước ồ ạt đổ tiền vào kích cầu không hẳn đã xuất phát từ một kết quả tính toán kỹ càng, mà giống như việc đặt tiền cho một trò chơi cờ bạc sát phạt lẫn nhau. Một lượng tiền lớn đổ vào lưu thông có thể sẽ kiến cho giá vàng và giá dầu tăng nhanh. Giá dầu sẽ nhanh chóng đạt đến khoảng $50-$60 một thùng vào giữa năm 2009, điều này sẽ gây bất lợi cho các nước nhập khẩu dầu mỏ.
Những người lạc quan cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ được cải thiện vào khoảng giữa năm 2009, tuy nhiên dự đoán này vẫn nghiêng về phía mong muốn hơn là thực tế xảy ra.