Nguy cơ sa vào bẫy thanh khoản

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 39 - 41)

II. Kích cầu đầu tư

5.2.1.Nguy cơ sa vào bẫy thanh khoản

4. Nguồn vốn cho kích cầu đầu tư

5.2.1.Nguy cơ sa vào bẫy thanh khoản

Bẫy thanh khoản là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực. Về bản chất, “bẫy thanh khoản” hay “bẫy tiền mặt” xảy ra khi đường LM trong mô hình IS-LM trở

nên thoải và song song với trục hoành. Khi đó việc điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ còn trông cậy vào chính sách tài chính. Đây là một trong những lý luận của kinh tế học Keynes. Khi nền kinh tế vào pha suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Trong khi đó, chính sách tài chính thường không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện tượng thoái lui đầu tư thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng thoái lui đầu tư không còn (vì lãi suất thấp ). Tuy nhiên khi đó sẽ dẫn tới tình trạng trì trệ trong đầu tư tư nhân, kéo theo toàn bộ nền kinh tế trì trệ.

Kinh tế học Keynes cho rằng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chỉ có cách sử dụng tích cực chính sách tài khóa (giảm thuế, tăng chi tiêu công cộng ), tăng xuất khẩu ròng, khuyến khích tư nhân đầu tư để đổi mới công nghệ. Cũng có các biện pháp khác đó là nới lỏng tiền tệ thông qua cơ sở tiền tệ. Việc tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng chi tiêu Chính phủ trong điều kiện tồn tại “bẫy thanh khoản” sẽ làm giảm quyền lực của rào cản kiểm soát tín dụng và làm cho dư nợ tín dụng và nợ quá hạn tăng lên nhanh chóng Trong trường hợp này, Paul Krugman cho rằng tác động của chính sách tiền tệ là ở chỗ cam kết của NHTW trong việc duy trì một chính sách tiền tệ nới lỏng dài hạn có kiểm soát. Việc duy trì dài hạn một chính sách tiền tệ nới lỏng, tuy nhiên, có thể chứa đựng nguy cơ lạm phát và thâm hụt tài khoản vãng lai nếu như sự nới lỏng này không tạo nên động

lực điều chỉnh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như năng lực quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Áp lực lạm phát cao Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, sử dụng chi ngân sách nhà nước lớn sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách, mà việc bù đắp thâm hụt ngân sách lớn như vậy thực tế vẫn làm cho cung tiền tăng, nguy cơ lạm phát cao sau kích cầu. Chính sách tiền tệ và tín dụng nới lỏng nhằm phục vụ chính sách kích thích kinh tế, hỗ trợ kích cầu đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng của các phương tiện thanh toán, tốc độ đưa tiền ra lưu thông tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh và quá mạnh tín dụng cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ lạm phát. Kinh nghiệm cho thấy nếu tăng trưởng tín dụng đột biến, thì chỉ sau 2-3 tháng sẽ tác động tới tăng giá cả và lạm phát là điều có thể thấy trước. Hơn nữa, việc đổ một lượng tiền đầu tư lớn ra nền kinh tế, nếu như được sử dụng kém hiệu quả sẽ không hấp thụ được lượng tiền trong nền kinh tế và lạm phát tiền tệ sẽ xảy ra. Điều này đặt ra yêu cầu trong việc sử dụng chính sách kích cầu phải đảm bảo tính ngắn hạn, các giải pháp chính sách tiền tệ cần được giảm thiểu đúng lúc đồng thời việc sử dụng vốn đúng mục đích và cho hoạt động của nền kinh tế, có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm nguy cơ lạm phát cao, tạo ra sự ổn định vĩ mô.

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 39 - 41)