Thâm hụt ngân sách và gia tăng gánh nặng nợ

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 41 - 43)

II. Kích cầu đầu tư

4. Nguồn vốn cho kích cầu đầu tư

5.2.2. Thâm hụt ngân sách và gia tăng gánh nặng nợ

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ.Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước vượt qua các khoản thu không mang tính hoàn trả ( thu trong cân đối ngân sách).

Phương trình cân bằng ngân sách: B= T- G

Như đã biết trong kích cầu nói chung hay kích cầu đầu tư nói riêng chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng thông qua biện pháp cụ thể là

giảm thuế và tăng chi tiêu ngân sách nhà nước, biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn.. Một khi gói kích cầu quá lớn hệ quả tất yếu là sẽ càng khoét sâu thêm vào thâm hụt ngân sách nếu như không có chính sách kịp thời, thậm chí nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tin của các nhà đầu tư.

Việc kích cầu đầu tư đòi hỏi phải chấp nhận một mức thâm hụt ngân sách, tuy nhiên sẽ phải có nguồn bù đắp trong thời gian sau đó. Hai nguồn chính bù đắp cho thâm hụt ngân sách là vay trong nước và ngoài nước, nếu như các khoản chi ngân sách để kích thích sản xuất có hiệu quả sẽ tạo ra nguồn thu để trả các khoản nợ nhưng nếu chúng không được sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra sự lãng phí lớn và làm gia tăng gánh nặng nợ quốc gia cũng như gánh nặng nợ chính phủ. Trong dài hạn, bội chi ngân sách sẽ tạo áp lực tăng lãi suất và sẽ dẫn tới thoái lui đầu tư làm giảm hiệu quả của chính sách kích cầu đầu tư.

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KÍCH cầu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w