1. Các khoản nợ quá hạn Tiền mặt
3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác phân tích tình tình tài chính
Xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin càng trở nên đa dạng và cần thiết. Thông tin từ phân tích tình hình tài chính được xem là nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo , nhà quản và nhà đầu tư...Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, nhu cầu thông tin tài chính trở nên cấp bách khi các doanh nghiệp đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các nhà quản lý phải xử lý nhanh chóng và linh hoạt các tình huống trong kinh doanh. Do đó thông tin phân tích tài chính nhằm mục đích sau:
*Phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt hay xấu có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính.Điều này giúp cho doanh nghiệp sớm phát hiện những tồn tại hay những ưu điểm trong đầu tư kinh doanh từ đó kịp thời hành động để khắc phục những tồn tại hay phát huy thế mạnh của mình.
Kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như tài sản nguồn vốn, kết quả doanh thu, lợi nhuận, chi phí, công nợ...Để đánh giá trung thực hiệu quả sản xuất kinh doanh phải dựa trên việc phân tích mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên.
Các nhà chuyên môn đã thiết lập các chỉ tiêu biểu thị ý nghĩa của các mối quan hệ và phản ánh các khuynh hướng của nó trong tương lai. Người sử dụng thông tin phân tích chỉ cần so sánh các chỉ tiêu phân tích của doanh nghiệp đối với các tiêu tiêu chuẩn sẵn có hoặc của các doanh nghiệp khác phục vụ cho việc ra quyết định.
* Giúp các doanh nghiệp có cơ sở xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại lâu dài đều cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển. Chiến lược kinh doanh tập trung khai thác các thế mạnh, khắc phục nhược điểm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Trong khi xây dựng chiến lược cần xác định phạm vi, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Xác định phạm vi kinh doanh đòi hỏi chiến lược kinh doanh phải đảm bảo không sử dụng dàn trải nguồn lực, sử dụng không hết nguồn lực.
Các chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở tình hình phát triển chung của ngành của đất nước và quan trọng nhất là thực tế của doanh nghiệp.Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp thể hiện qua hệ thống báo cáo tài chính và việc sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Do vậy muốn có cơ sở cho việc phát triển chiến lược, muốn có kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì số liệu báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực khách quan từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn cụ thể về tình hình tài chính thực tế và dự đoán xu thế phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
* Giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan kiểm toán, ngân hàng, các nhà đầu tư nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp thể hiện qua sự vận động của vốn, tài sản , công nợ , liên quan mật thiết đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích tính hình tài chính doanh nghiệp, kết hợp với việc đánh giá thực trạng và phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho cơ quan
quản lý nhà nước, cơ quan kiển toán, ngân hàng, các nhà đầu tư nhìn nhận khái quát và ra quyết định đúng đắn đối với doanh nghiệp.