Nguồn vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng (Trang 90 - 95)

XDCB 450 0,26% 449 0,25% -1 -0,22% 1 Vốn ngân sách cấp 173 0,10% 172 0,10% -1 -0,58% 2 Vốn tự bổ sung 277 0,16% 277 0,16% 0 0,00% Tổng cộng 173.064 177.767 4.703 2,72% Trong đó:

*Nguồn vốn kinh doanh 168.915 0 174.101 5.186

- Vốn ngân sách 56.501 57.501 1.000 - Vốn tự bổ sung 112.414 116.600 4.186

*Các qũy 4.151 3.667 -484

thông 1

Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty cần so với mặt bằng chung của ngành và của các doanh nghiệp khác để đánh giá khách quan hơn khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ví như theo kết quả phân tích cho thấy tỷ suất tự tài trợ của Tổng công ty năm 2003 là 0,134 và năm 2004 là 0,103 so với con số của ngành giao thông vận tải tương ứng là 0,12 cho thấy tình hình thanh toán của Tổng công ty sáng sủa hơn các đơn vị cùng ngành. Nhưng so với các nhà thầu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam với tỷ suất tự tài trợ từ 0,42 đến 0,77 cho thấy năng lực tài chính của Tổng công ty còn yếu . Điều này có thể làm Tổng công ty bị mất điểm khi tham gia đấu thầu quốc tế.

* Hoàn thiện phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong điều kiện khó khăn chung của ngành giao thông , việc đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến nguồn vốn, Tổng công ty đã có chú trọng phân tích cơ cấu của những nguồn vốn chính đảm bảo cho hoạt động và sự tăng giảm của nó qua các kỳ , song chưa tiến hành phân loại, liên hệ các nguồn vốn với nhau trong việc tạo nên tài sản của doanh nghiệp. Việc phân nhóm nhằm xác định vai trò của từng loại nguồn vốn là cơ sở cho việc định hướng, tổ chức , khai thác, sử dụng nguồn vốn hợp lý hơn. Bảng 3.2 minh họa điều này.

Kết quả phân tích cho thấy tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp giảm từ 23,35% xuống còn 19,36%, nguồn vốn tài trợ tạm thời của Tổng công ty tăng từ 76, 65% lên 80,64%. Hiệu số giữa tài sản cố định và nguồn tài trợ thường xuyên đầu năm là -46.136 triệu động và cuối năm là -36.150 triệu đồng chứng tỏ Tổng công ty không đủ vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định, do vậy có thể thấy ngay là doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản , điều này lý giải cho nguyên nhân của việc tăng mạnh các khoản vay ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Điều đáng mừng là cuối năm tuy hiệu số

này vẫn mang số âm nhưng con số này đã giảm đáng kể chứng tỏ Tổng công ty đã cố gắng giảm thiểu rủi ro bằng biện pháp chiếm dụng vốn hoặc vay vốn ngắn hạn.

Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng

công trình giao thông 1 năm 2004

Số đầu kỳ Số cuối kỳ chỉ tiêu Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Tỷ trọng(%) I Nguồn vốn

1 Nguồn tài trợ thường xuyên 292.266 23,35% 343.703 19,36%

a Vốn chủ sở hữu 168.105 13,43% 183.417 10,33%

- Nguốn vốn kinh doanh 155.220 12,40% 160.455 9,04%

- Các quỹ và nguồn vốn khác 12.885 1,03% 22.962 1,29% b Vay và nợ dài hạn 124.161 9,92% 160.286 9,03%

2 Nguồn tài trợ tạm thời 959.245 76,65% 1.431.278 80,64%

a Vay ngắn hạn 940.558 75,15% 1.411.564 79,53% b Các khoản phải thanh toán 18.687 1,49% 19.714 1,11%

Tổng cộng nguồn vốn 1.251.511 1.774.981

II tài sản

a Vốn bằng tiền 94.335 7,54% 111.830 6,30% b Đầu tư ngắn hạn 19 0,00% 19 0,00%

c Các khoản phải thu 487.611 38,96% 894.974 50,42%

d Hàng tồn kho 231.279 18,48% 282.796 15,93% e Tài sản lưu động khác 99.865 7,98% 105.509 5,94%

2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 338.402 27,04% 379.853 21,40%

Tổng cộng tài sản 1.251.511 1.774.981

So sánh nhu cầu về TSCĐ với nguồn tài trợ thường xuyên (I1-II2)

-46.136 -36.150

So sánh nhu cầu về vốn lưu động với nguồn tài trợ tạm thời (II1c+II1d- I2a) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-221.668 -233.794

Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1

Bảng 3.2 cũng cho thấy kết quả so sánh hiệu số giữa nguồn tài trợ tạm thời với hàng tồn kho và các khoản phải thu đầu năm là -221.668 triệu đồng chứng tỏ các khoản nợ ngắn hạn đã dư thừa rất lớn để tài trợ cho tài sản lưu động, đến cuối năm tình hình chuyển biến theo chiếu hướng xấu số âm lớn hơn -233.794 . Qua sự phân tích nêu trên có thể thấy tình hình bảo đảm cho tài sản cố định chưa được tài trợ vững chắc, quy mô vay nợ ngắn hạn cao, Tổng công ty còn sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời và bị chiếm dụng vốn lớn. Doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực thu hồi công nợ và tìm nguồn vốn ổn định lâu dài cho sản xuất kinh doanh.

* Hoàn thiện phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Nghiên cứu thực tế phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 ở chương II cho thấy: chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ, số liệu phân tích còn xơ xài, chưa đi xâu phân tích quan hệ bên trong , nguyên nhân căn bản nhằm đánh giá chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để hoàn thiện nội dung này, trước hết cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu như lý thuyết đã trình bày ở chương I . Đồng thời cần tiến hành so sánh số liệu

mức độ biến động của các khoản phải thu, phải trả , mức chi tiêu cho từng đối tượng , tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ chưa trả. Tổng công ty cần chú ý đến khả năng tạo tiền, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong nhiều trường hợp , đây là nguyên nhân của những khó khăn về khả năng thanh toán mà áp lực của của các khoản nợ đến hạn trả làm nhu cầu tiền của doanh nghiệp căng thẳng hơn. Lúc này mục tiêu khả năng thanh toán là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chứ không phải là lợi nhuận.

Tình hình công nợ của CIENCO 1 quý 2 năm 2005 chi tiết thể hiện ở bảng 3.3, theo đó các khoản phải thu cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 513.126 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 57,33%. Nguyên nhân của việc gia tăng mạnh các khoản phải thu chủ yếu do phải thu từ khách hàng chiếm quy mô lớn nhất và các khoản phải thu nội bộ trong Tổng công ty tăng đột biến (100,15%). Chứng tỏ vốn của Tổng công ty hiện đang bị nợ đọng rất lớn từ khách hàng chính là các chủ đầu tư, đồng thời vốn của Tổng công ty hiện cũng đang bị các doanh nghiệp thành viên chiếm dụng. Đây là phản ứng dây chuyền do các doanh nghiệp thành viên hiện cũng đang chưa thu hồi được vốn đầu tư thi công từ các Chủ đầu tư. Cùng với đó các khoản phải trả của Tổng công ty cuối kỳ cũng tăng 38,50% so với đầu kỳ phần lớn do vay ngắn hạn và phải trả nội bộ. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán phải dùng vốn vay ngắn hạn để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tự chủ thanh toán của doanh nghiệp không cao. Trong tình hình như vậy nhưng chỉ tiêu phải trả công nhân viên vẫn tăng cao 58,15%, còn tình hình nộp ngân sách Nhà nước giảm 46,90% chứng tỏ Tổng công ty luôn bảo đảm đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Bảng 3.3: Chi tiết tình hình công nợ đến hết quý 2/2005

chỉ tiêu

Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tăng giảm

Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng (Trang 90 - 95)