Hình thức nghệ thuật của câu đố

Một phần của tài liệu Đề tài "Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế" potx (Trang 154 - 161)

清清清清清清清

3.2.2.Hình thức nghệ thuật của câu đố

Câu đối là một thể loại văn học rất đặc sắc và điển hình của văn học Trung Quốc nói riêng và ở những nước đồng văn với Trung Quốc nói chung. Câu đối được gọi là đối liên清清 , doanh liên清清 hoặc doanh thiếp清清 nhưng tên gọi gốc của nó là đào phù 清清. Câu đối được xem là tinh hoa của văn hoá chữ Hán bởi người Trung Hoa cho rằng "nếu như văn thơ là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của chính tinh hoa đó”. Nó thuộc thể loại văn biền ngẫu gồm hai vế câu đối xứng với nhau nghiêm ngặt về từ ngữ, âm thanh, vần điệu và ý tứ; với ý nghĩa biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm trước hiện tượng hay sự vật sự việc nào đó trong đời sống xã hội; thể hiện cá tính và tài trí thông minh trong đối đáp. Câu đối tuy chỉ có hai vế với lượng chữ có hạn nhưng chừng ấy cũng đã đủ để thể hiện những quan điểm một cách đầy đủ và mang một ý nghĩa vô cùng rõ ràng sắc nét. Với những đặc điểm như vậy nên câu đối không chỉ giới hạn trong đất nước Trung Hoa mà ảnh hưởng của nó còn lan ra khắp các nước đồng văn như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và được vận dụng rất nhuần nhuyễn, sáng tạo; trở thành một nét văn hoá không thể thiếu trong các dân tộc đó. Do đặc điểm cấu trúc ngôn ngữ nên ở ba nước đồng văn với Trung Quốc chỉ có Việt Nam là có thể dùng tiếng nói của dân tộc mình sáng tác câu đối còn Nhật Bản và Triều Tiên chỉ sáng tác được câu đối bằng chữ Hán.

Xét về nguyên tắc và hình thức câu đối thì một câu đối được xem là chỉnh đối cần phải đảm bảo chính xác về luật bằng trắc, ý nghĩa và từ loại. Một câu đối gồm hai câu đối xứng nhau, mỗi câu là một vế của câu đối đó. Nếu câu đối mà do một người sáng tác thì gọi là vế trênvế dưới. Còn nếu do một người nghĩ ra một vế và để người khác làm vế kia đối lại thì gọi là vế ravế đối. Thông thường dù là câu song quan, cách cú hay hạc tất thì đều phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu đó là chữ cuối của vế trên là âm trắc và vế dưới là âm bằng. Tất cả các câu đối dù là câu dài ngắn thế nào đi nữa đều phải tuân theo nguyên tắc này mới

được gọi là câu đối. Một câu đối chuẩn về chữ thôi chưa đủ mà phải hay về nghĩa. Bởi vậy nên khi sáng tác câu đối người ta rất chú ý đến việc sử dụng các biện pháp tu từ từ chương học để làm cho câu đối trở nên sinh động, bóng bẩy và mang hiệu quả nghệ thuật cao.

Câu đối tại xã Thủy Dương xét về thể loại thì đa số thuộc thể phú bao gồm: câu đối song quan, câu đối cách cú và câu đối gối hạc.

Câu đối song quan là những câu đối có từ năm đến chín chữ đặt thành một đoạn liền, đa số câu đối song quan có bảy chữ:

Cội phúc lớn muôn đời quả ngọt T T T B B T T Cành nhân bền vạn thuở hoa tươi

B B B T T B B

Câu đối ở tam quan nhà thờ họ Lê Bá Thúc Trọng Quý cho ta thấy rõ luật bằng trắc trong thể đối này. Chữ cuối của vế trên mang vần trắc thì chữ cuối của vế dưới phải mang vần bằng và mỗi chữ ở hai về phải đối với nhau về thanh. Luật bằng trắc của câu đối song quan cũng khá rộng, trong câu có thể là TTT- BB-TT và BBB-TT-BB, cũng có thể là TT-BBBB-T và BB-TTTT-B... Và một số chữ có thể không theo đúng luật bằng trắc nhưng vẫn được chấp nhận vì đã có quy định "nhất tam ngũ bất luận":

Cửa rộng thênh thang người qua lại (T) Đường đi thẳng tắp khách ra vào (B)

Điều quan trọng là hai chữ cuối ở mỗi câu phải tuân theo luật bằng trắc một cách tuyệt đối. Cách ngắt nhịp của câu đối bảy chữ có nhiều kiểu khác nhau nhưng chủ yếu có hai cách chính:

Cách ngắt nhịp 2/2/3:

清清清清清清清 清清清清清清清

Tạc tỉnh, canh điền, lưu địa bộ Khai cương, suất thổ, thác thiên hoang

清清清清清清清 清清清清清清清

Tiên tổ phương danh, lưu quốc sử Tử tôn tục học hiển, gia phong

Ngoài câu đối bảy chữ còn có câu đối sáu chữ, loại câu sáu chữ chiếm số lượng ít nhất so với loại bảy chữ và năm chữ:

清清清清清清 清清清清清清

Nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ (T)

Hòa nhi chí, tôn nhi quang (B)

Câu đối sáu chữ vẫn tuân thủ luật bằng trắc ở mỗi chữ cả hai vế đều đối nhau, tuy nhiên có một số câu đối chữ cuối ở cả hai vế đều là vần bằng cả. Do đó câu đối kiểu này đã vi phạm luật bằng trắc:

清清清清清清 清清清清清清

Vào thì bình, ra thì an (B)

Kính người tôn quý, yêu người thân (B) Câu đối năm chữ cũng chiếm số lượng lớn:

清清清清清 清清清清清

Ý thuận nan hóa dị (T)

Tâm hòa thiểu thành đa (B) 清清清清清

清清清清清

Phật môn hiếu vi bản (T)

Nho đạo hiếu vi tiên (B)

Câu đối cách cú là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài. Cách ngắt câu cũng có nhiều cách và tuỳ theo đó mà đặt chữ theo luật bằng trắc. Vế trên, chữ cuối ở đoạn đầu là tiếng bằng và chữ cuối câu là

tiếng trắc thì vế dưới ngược lại, chữ cuối ở đoạn đầu là tiếng trắc còn chữ cuối câu là tiếng bằng. Ngắt câu theo kiểu thượng tứ hạ lục: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

清清清清清清清清清清 清清清清清清清清清清

Trụ lập đình tiền (B), bút thế sơn hà đái ấn (T)

Biểu tiêu án ngoại (T), văn tinh nhật nguyệt không huyền (B) Ngắt câu theo kiểu thượng tứ hạ thất:

清清清清清清清清清清清 清清清清清清清清清清清

Thủy tổ công cao (B), Ngư động Sầm sơn liên ngũ nhạc (T) Khai canh đức trọng (T), Phù Bài Thanh Thủy hợp tam thôn (B) Ngắt câu theo kiểu thượng ngũ hạ lục:

東清清清清清清清清清清東清清清清清清清清清清 東清清清清清清清清清清

Đông thổ biến trang nghiêm (B), nhật phóng trùng tân cảnh sắc (T)

Hải giác thường xán lạn (T), vân khai hiển hiện tường quang (B) Ngắt câu theo kiểu thượng ngũ hạ thất:

清清清清清清清清清清清清 清清清清清清清清清清清清

Phù lĩnh tích khai cương (B), lịch đại ẩm hà tòng nhất mạch (T)

Thanh san kim thác thổ (T), kinh thu thực quả nhận đồng căn (B) Ngắt câu theo kiểu thượng lục hạ thất:

清清清清清清清清清清清清清 清清清清清清清清清清清清清

Ngũ phong kim địa tùng lâm (B), cô đồng quang hàm không tức sắc (T)

Đương cát sơn đầu bảo sát (T), quần loan thúy tỏa cổ do kim (B)

Câu đối cách cú còn có loại câu tám chữ chia làm hai đoạn có số chữ bằng nhau, vẫn tuân theo luật bằng trắc nhưng nếu thất luật vẫn được chấp nhận, chỉ cần cân chỉnh giữa vế trên và vế dưới:

清清清清清清清清

Tổ triệu tôn bồi (B), minh đức dã viễn (T)

Vũ thừa văn hiển (T), đức tự kỳ hoàng (B)

清清清清清清清清 清清清清清清清清

Tôn công tổ đức (T), thiên thu vĩnh chiếu (T)

Tử hiếu tôn hiền (B), bách thế trường lưu (B)

Câu đối hạc tất ý nói câu đối gấp khúc như đầu gối con chim hạc. Loại câu đối này không phổ biến bằng hai loại câu đối trên. Mỗi vế câu đối gồm ba đoạn trở lên, ngắn dài có thể khác nhau nhưng luật bằng trắc vẫn phải tuân thủ chặt chẽ. Vế trên ở những chữ cuối câu là vần gì thì vế dưới ở những chữ cuối câu phải là vần ngược lại:

Cây có cội, nước có nguồn, muôn thuở chưa quên công sáng nghiệp T B T

Người tìm tông, chim tìm tổ, trăm năm vẫn nhớ nghĩa sinh thành B T B Hay: 清清清清清清清清清清清清清清清清清

清清清清清清清清清清清清清清清清清

Tinh linh đắc tạo hóa (T), cao thanh trạc trạc dương dương (B), vạn cổ khẳng lưu chính khí (T)

Anh tú đối sầm sơn (B), hương thủy hoàng hoàng hách hách (T), thiên thu cộng bái thần hưu (B)

Như đã trình bày, một câu đối hay không chỉ cân chuẩn về thanh mà còn phải cân chuẩn về loại để câu đối thêm sắc sảo về ý nghĩa và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Về từ loại thì thực từ như những từ chỉ hiện tượng và bản chất như trời, đất, núi, sông... phải đối với thực tự; hư từ như vậy, chăng, ru, thì... phải đối với hư từ; danh từ phải đối với danh từ, tính từ phải đối với tính từ, động từ phải đối với tính từ, vế này dùng điển tích thì vế kia cũng phải có điển tích, vế này trích từ

sách thì vế kia cũng phải trích từ sách... Đây mới chính là đặc điểm quan trọng làm nên tính điển hình của câu đối:

清清清清清清清清清清清清 清清清清清清清清清清清清 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông hải hội liên đài, Thứu lĩnh biến văn sư hống vũ Tây thiên khai bảo điện, Kỳ viên siêu cảm trĩ minh phong

Câu đối ở chùa Đông Hải cho ta thấy rõ sự đối nhau về từ về nghĩa, Đông hải

đối với Tây thiên, liên đài đối với bảo điện, Thứu lĩnh đối với Kỳ viên... Rồi động từ văn đối với cảm, tính từ biến đối với siêu... Hay câu đối ở chùa Nam Sơn:

清清清清清清清清清清清 清清清清清清清清清清清

Giác tính viên minh, vô ngã vô nhân vô thọ giả Chân tâm thanh tịnh, hữu bi hữu trí hữu bồ đề

Câu đối này từng chữ từng ý đối xứng với nhau rất cân chuẩn. "Giác tính" đối với "chân tâm", "viên minh" đối với 'thanh tịnh", rồi "" đối với "hữu". Đây chính là sự kết hợp đầy đủ và nhuần nhuyễn nhất về việc sử dụng các biện pháp tu từ trong câu văn. Do câu đối là loại văn cô đọng và súc tích nhưng chứa đựng một nội dung và ý nghĩa rộng lớn nên việc sử dụng tu từ cũng rất đa dạng và phong phú, đảm bảo sự chuẩn xác, cân xứng trong câu đối. Một trong những nét đặc sắc của câu đối (cũng như trong thơ) đó là việc dùng chữ được trích từ các sách kinh điển:

清清清清清 清清清清清

Tam cương vi trọng đạo Ngũ thường đạt nhân luân

Tam cương và ngũ thường là những chữ được trích từ sách Nho học. Thông thường, trong một câu đối vế trên được trích từ sách nào đó thì vế dưới cũng phải trích ra từ một sách khác để có sự cân xứng về cấu trúc câu cũng như đa dạng về ý nghĩa. Các chữ được sử dụng kiểu này đa phần được lấy từ các thuật ngữ của Phật giáo, Nho giáo... Có khi trong một câu đối mà cả hai vế đều được trích từ

một sách cũng được chấp nhận miễn là đảm bảo yêu cầu không mất cân xứng và trùng lặp. Hay việc sử dụng các hình ảnh ước lệ cũng là một biện pháp hết sức quen thuộc:

清清清清清清清 清清清清清清清

Mộc xuất thiên chi do hữu bản Thủy lưu vạn phái tố tòng nguyên

Trong các nhà thờ dòng họ ta thường thấy những câu đối có hình ảnh "mộc bản" "thuỷ nguyên" để chỉ nguồn cội chung của cả dân tộc và "thiên chi", "vạn phái" chỉ sự phát triển lớn mạnh của mỗi dòng họ. Hay "cao sơn", "thuỷ thâm" chỉ công ơn của tiên tổ:

清清清清清清清 清清清清清清清

Tổ đức tôn công thùy vĩnh viễn Tượng sơn Nông thủy đẳng cao thâm

Một biện pháp tu từ quan trọng đó là sử dụng điển tích điển cố làm cho câu đối trở nên giàu sắc thái biểu cảm và thêm phần ý nghĩa. Đây được xem là một biện pháp rất khó đòi hỏi người sáng tác câu đối phải có vốn kiến thức sâu rộng, phong phú cả về lịch sử cũng như văn học:

清清清清清清清 清清清清清清清

Thế cục ngoại Âu phong Á vũ Gia đường trung Thuấn nhật Nghiêu thiên

Lấy tích vua Nghiêu vua Thuấn là hai ông vua sáng thời cổ bên Tàu xây dựng nên một xã hội thanh bình, thịnh vượng, con người yêu thương đùm bọc lẫn nhau để nói lên khát khao về một sự yên vui thuận hoà trong gia đình và sự giàu mạnh cho đất nước. Điển tích này là điển tích rất quen thuộc được các tác giả thời xưa hay mượn dùng để sáng tác văn chương.

Ngoài những biện pháp tu từ trên, trong câu đối người ta thường hay sắp đặt câu chữ ở đầu câu hay cuối câu để giới thiệu trực tiếp tên địa danh một cách rõ

ràng, cùng với các từ ngữ có nghĩa tốt đẹp trong cả câu đối tạo nên sự ấn tượng ngay sau khi đọc:

Một phần của tài liệu Đề tài "Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế" potx (Trang 154 - 161)