Sự cần thiết phải tối ưu hóa chi phí logistics

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Có thể thấy rằng hiện nay logistics đã trở thành công cụ quan trọng liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC - Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.Vấn đề được đặt ra là làm sao sử dụng công cụ này cho hiệu quả và đem lại kết quả mong muốn song song với mức chi phí phù hợp. Tối ưu hóa chi phí logistics phải đảm bảo bỏ ra chi phí ở mức thấp nhất có thể trong khi vẫn phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, việc tối ưu hóa các chi phí phát sinh từ hay liên quan tới hoạt động logistics có ý nghĩa to lớn với không chỉ các doanh nghiệp cung cấp và khách hàng sử dụng dịch vụ logistics mà còn có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế.

Ở cấp độ vi mô, đối với các doanh nghiệp:

- Thứ nhất, tối ưu hóa chi phí logistics là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp cung ứng cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tiến tới tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, logistics là tổ hợp nhiều hoạt động kinh tế với nhau nhằm tối ưu hóa vị trí, quá trình vận chuyển cũng như quá trình lưu trữ hàng hóa, quản lý nguồn thông tin từ điểm đẩu đến điểm cuối. Mặt khác, các hoạt động trong logistics có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau do đó chỉ đơn thuần giảm chi phí ở khâu này sẽ gây gia tăng chi phí ở khâu khác. Kết quả là tổng chi phí có thể không giảm mà thậm chí quản lý không tốt sẽ làm tổng chi phí gia tăng, đi ngược lại mục tiêu của quản lý logistics. Như vậy, việc tối ưu hóa chi phí logistics không những đem đến cơ hội gia tăng lợi nhuận với bản thân doanh nghiệp mà còn là cơ hội để tăng cường khả năng quản lý trong doanh nghiệp, nâng cao tầm nhìn trong từng hoạt động, từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí

trong sản xuất và từ các quá trình đầu vào là động lực giúp tinh giản hóa quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, kiểm soát tốt chi phí logistics góp phần giảm chi phí đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ và giảm các rủi ro trong các hoạt động kinh tế. Điều này có ý nghĩa to lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics vì nếu giải quyết được bài toàn chi phí logistics, các doanh nghiệp này sẽ có ưu thế trong cạnh tranh, mở rộng thị trường. Như vậy, việc tối ưu hóa chi phí logistics sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, còn với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này, họ sẽ nhận được mức giá dịch vụ cạnh tranh hơn.

Ở cấp độ vĩ mô, với một quốc gia:

- Tối ưu hóa chi phí logistics có ý nghĩa rất quan trọng: không những góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, mà còn đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh diễn ra trơn tru, đáp ứng được yêu cầu về thời gian và nâng cao chất lượng của các loại hình dịch vụ khác.

- Chi phí logistics hàng năm chiếm một phần không nhỏ trong tổng sản phầm quốc nội (GDP) hàng năm của nhiều nước trên thế giới. Kiểm soát tốt được chi phí logistics giúp gia tăng tổng sản phẩm quốc nội. Thông qua đó, Chính phủ có thể sử dụng thêm ngân sách quốc gia phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội khác.

- Ngoài ra, logistics tạo nền tảng cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác như vận tải đa phương thức hay các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Giải quyết tốt bài toán về chi phí logistics sẽ giúp nhiều lĩnh vực sử dụng dịch vụ logistics tiết giảm được chi phí đầu vào và hợp lý hóa sản xuất.

- Bên cạnh đó, khi chi phí logistics được tối ưu, không những hiệu quả sản xuất được nâng cao, gia tăng năng lực cạnh tranh mà người sử dụng dịch vụ trong nước cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này: có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp cho mình với mức giá thỏa đáng nhất.

- Sự phát triển của logistics cùng với sự quản lý tốt chi phí logistics có thể giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm trong lĩnh vực logistics nói riêng và gián tiếp thúc đẩy tạo ra việc làm cho người lao động trong các lĩnh vực khác.

- Một nền kinh tế có hệ thống logistics phát triển, chi phí logistics được tối ưu hóa sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong trao đổi thương mại quốc tế, nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Đây cũng là tiền đề để các quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Khi toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, việc tham gia vào các sân chơi chung về thương mại sẽ đi kèm với việc cam kết thực hiện mở cửa các thị trường, logistics cũng không đứng ngoài bối cảnh đó. Khả năng tồn tại và phát triển của ngành này ở một quốc gia trước sự cạnh tranh từ bên ngoài phụ thuộc rất lớn vào khả năng hợp lý hóa các quá trình và tối ưu hóa các chi phí logistics trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại, trong chương 1, bài nghiên cứu đã hệ thống hoá hệ thống lý luận về logistics, dịch vụ logistics đồng thời đưa ra các cách xác định chi phí logistics được áp dụng. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày vai trò của logistics cũng như tầm quan trọng của việc tối ưu hoá chi phí logistics ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Hệ thống lý luận trên sẽ là cơ sở để người viết tiếp tục triển khai thực trạng về chi phí logistics của các LSP trên địa bàn Hà Nội trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)