Tình hình sử dụng dịch vụ logistics tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Đối tượng sử dụng dịch vụ logistics là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu về các dịch vụ logistics nhưng bản thân họ không thực hiện được mà thuê các nhà cung ứng dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu của mình. Khi phân tích nhu cầu về sử dụng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay thì có thể thấy được rằng nhu cầu đó xuất phát từ các đối tượng chính sau đây:

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu - Các nhà bán buôn

- Những người bán lẻ

Nếu phân chia theo các nhóm dịch vụ logistics chủ yếu thì khách hàng sử dụng dịch vụ này sẽ được chia ra thành 3 nhóm chính, đó là: các nhà sản xuất mua dịch vụ đầu vào, các nhà phân phối mua dịch vụ đầu ra và bản thân các nhà cung cấp dịch vụ khác. Một LSP cũng có thể là khách hàng của một LSP khác khi doanh nghiệp này không có đủ khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng chính, người chủ sở hữu hàng thực sự.

Trong tình hình toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế mạnh mẽ hiện tại, khách hàng chính của các công ty cung cấp dịch vụ logistics thường là các công ty đa quốc gia. Tiêu biểu như Nike thì sử dụng APL Logistics và Maersk Logistics, Adidas sử dụng Maersk Logistics, Kmart sử dụng APL Logistics, Nortel sử dụng Kuehne-Nagel,… Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất cũng là một trong những đối tượng khách hàng chủ yếu của LSP. Khi mà thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp nào càng tối ưu chi phí và hiệu quả ở mọi khâu hoạt động thì càng có nhiều lợi thế hơn. Vì thế, nếu như trước đây, các doanh nghiệp sản xuất thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của chính mình thì tới nay, việc thuê ngoài dịch vụ logistics trở nên ngày càng phổ biến. Tại Hà Nội, các nhà sản xuất nằm tại các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Nội Bài là những khách hàng thường xuyên của các LSP trong địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, các công ty xuất nhập khẩu (XNK) cũng là một

trong những khách hàng lớn của các LSP, bởi họ là những công ty luôn có nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất quốc tế. Một số công ty XNK có phòng xuất nhập khẩu riêng và phòng này quyết định các vấn đề về vận tải, còn lại, tại một số công ty XNK khác, bộ phận kinh doanh phụ trách phụ trách vấn đề này. Tuy nhiên để việc chuyên môn hoá được hiệu quả, nhìn chung các công ty XNK vẫn thường thuê ngoài các dịch vụ này. Cuối cùng khách hàng sử dụng dịch vụ logistics còn có các công ty cung cấp dịch vụ logistics có nhu cầu thuê ngoài một công ty cung cấp khác những dịch vụ logistics mà họ làm chưa hiệu quả. Tuy nhiên, đối tượng thuê ngoài dịch vụ logistics phần lớn vẫn là các công ty XNK và các công ty đa quốc gia.

Theo một khảo sát về logistics vào năm 2008 của công ty SCM, có tới 92% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có thuê ngoài dịch vụ logistics và việc thuê ngoài này giúp họ tiết kiệm được 13% chi phí logistics. Trong đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là có tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics lớn nhất, với tỷ lệ lần lượt là 40% và 68%.

Biểu đồ 2.2. Phần trăm thuê ngoài dịch vụ logistics theo ngành và loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Khảo sát của công ty SCM, 2008

40% 23% 14% 9% 9% 5% Hàng tiêu dùng đóng gói Thuỷ sản Điện tử tiêu dùng Công nghiệp ô tô Phân phối/bán lẻ Chế biến gỗ

68% 23%

9% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Công ty tư nhân/cổ phần Doanh nghiệp nhà nước

Tại những nền kinh tế phát triển, thị trường logistics rất lớn do nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cao, đây cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, phân công lao động trong nền kinh tế còn yếu kém, quy mô các doanh nghiệp nhỏ, do đó các nhà sản xuất và thương nhân thường tự mình tiến hành các hoạt động logistics. Ngay cả trong những năm gần đây khi dịch vụ ngày càng phát triển hơn, nguồn cung logistics ngày càng lớn với hiệu quả càng cao, nhưng các doanh nghiệp vẫn giữ thói quen nói trên khiến lượng cầu về dịch vụ logistics ở Việt Nam nói chung và tại thủ đô nói riêng còn tương đối thấp.

Theo kết quả khảo sát nói trên, các dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất thuê ngoài nhiều nhất đó là năm dịch vụ logistics cơ bản: Vận tải nội địa, vận tải quốc tế, kho bãi, hải quan và giao nhận. Hình 2.4 dưới đây cho biết tỷ lệ các dịch vụ được thuê ngoài nhiều nhất:

Biểu đồ 2.3.Các hoạt động logistics được thuê ngoài nhiều nhất

Nguồn: Khảo sát của công ty SCM, 2008

Từ biểu đồ trên ta thấy tất cả các công ty thuê ngoài đều thuê vận tải nội địa. Các dịch vụ được thuê ngoài phổ biến khác là giao nhận, kho bãi và hải quan. Dịch vụ vận tải quốc tế ít được thuê ngoài nhất. Ngoài ra, các hoạt động logistics phức tạp hơn như quản lý đơn hàng, cross-docking, gom hàng, dịch vụ thanh toán và quản lý cước vận tải… cũng không được các nhà sản xuất lựa chọn để thuê ngoài. Theo đánh giá của khảo sát trên, nguyên nhân đó là thông tin liên quan tới các dịch vụ vốn nhạy cảm và các công ty không muốn chia sẻ cho bên ngoài. Hơn nữa, chỉ

59% 68% 73% 77% 100% Vận tải quốc tế Hải quan Kho bãi Giao nhận Vận tải nội địa

những nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL mới có đủ chuyên môn và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mới có năng lực tiếp nhận các dịch vụ này.

Kết lại, nguồn cầu logistics tới từ các doanh nghiệp tại Hà Nội hiện nay còn rất nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một phần nhỏ từ các doanh nghiệp tư nhân còn các doanh nghiệp nhà nước hầu như không thuê ngoài dịch vụ này. Trong tương lai, cùng với sự hồi phục kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu trong những năm gần đây, sản xuất sẽ phát triển trở lại và nhu cầu logistics của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng sẽ có xu hướng tăng lên đồng thời với việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ logistics của các LSP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)