Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistic sở Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng Châu thổ sông Hồng, Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hoà Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Hoà Bình cùng Phú Thọ ở phía Tây. Là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của Việt Nam, Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và đang được tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân. Giao thông từ Hà Nội

đến các tỉnh thành khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt.

Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường bộ, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại. Thực tế cho thấy các trục hướng tâm và đường vành đai đều chưa được xây dựng đồng bộ, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật không đồng nhất. Một số tuyến đường trọng điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc do vừa thi công, vừa sử dụng (Bạch Dương, 2011).

Về giao thông đường không, sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ 3 của Việt Nam hiện nay, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và sân bay quốc tế Cam Ranh ở Khánh Hòa về diện tích và là sân bay lớn thứ 2 của Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi năm. Năm 2010, sân bay Nội Bài đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày có 170 lượt chuyến cất hạ cánh, so với mức 370 lượt chuyến mỗi ngày của Tân Sơn Nhất. Theo quy hoạch chung đến năm 2010, nhà ga T2 có công suất là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế Nội Bài đạt công suất 16 triệu hành khách năm. Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, là một trong những sân bay trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc huyện Gia Lâm. Đây là ưu điểm lớn nhất về giao thông mà các tỉnh khác không có được. Tất cả các địa phương muốn lưu thông với bên ngoài, nhất là sang miền Tây Trung Quốc bằng đường hàng không đều phải qua Hà Nội.

Thêm vào đó, Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên cận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước Châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách, chở hàng liên tỉnh toản đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Phú Thọ… Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là đầu

mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại. Có thể nói, Hà Nội là một trong những đầu mối giao thông đướng sắt quan trọng của cá nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 2.1. Các tuyến chính của mạng lưới đường sắt Việt Nam Tuyến chính Chiều dài (Km) Khổ đường (Mm)

Hà Nội- Tp. Hồ Chí Minh 1.726 1.000

Hà Nội - Hải Phòng 102 1.000

Hà Nội - Lào Cai 296 1.000

Hà Nội - Đồng Đăng 162 Đường lồng (1.435 & 1.000 )

Hà Nội - Quán Triều 75 Đường lồng (1.435 & 1.000 )

Kép - Uông Bí - Hạ Long 106 1.000

Kép - Lưu Xá 57 1.000

Nguồn : Vietnam Railways, 2011

Hiện tại, Hà Nội có một khu công nghệ cao, 18 khu công nghiệp tập trung, 45 Khu Công nghiệp nhỏ và vừa, với hệ thống cơ sở hạ tâng đang được phát triển. Là thành phố với trên 6 triệu dân có mức sống khá cao, Hà Nội là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ. Dân cư có trình độ dân trí và tay nghề khá cao, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Giá công nhân lao động ở mức hợp lý. Hà Nội có trên 62% số cán bộ khoa học và quản lý có trình độ đại học và trên đại học của cả nước.

Hà Nội có hệ thống ngân hàng thương mại khá đồng bộ với số lượng lớn và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Điều này giúp do Hà Nội trở thành đầu mối quan trọng trong các giao dịch về tài chính nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán đồng thời đẩy nhanh tiến bộ của các giao dịch thương mại.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logitics của Hà Nội hiện nay tương đối đầy đủ, khá đồng bộ và thuận tiện hơn so với nhiều địa phương

khác trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải lưu tâm về cơ sở hạ tầng của thủ đô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)