logistics trên địa bàn Hà Nội
2.3.1. Các yếu tố cấu thành chi phí logistics tại các doanh nghiệp LSP trên địa bàn Hà Nội
Hiện tại, thị trường logistics của Hà Nội cũng có 3 nhóm doanh nghiệp tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics như đã đề cập ở phần trên đây và các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác nhau có các cách hạch toán chi phi khác nhau. Việc không có một cách hạch toán thống nhất giữa các LSP đó là do sự khác biệt về quy mô và quy trình hoạt động của LSP: Nhóm các LSP có vốn đầu tư nước ngoài và các tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn và cách thức tổ chức hoạt động chuyên nghiệp thường có cách hạch toán chi phí bài bản và hệ thống với định hướng phục vụ cho nghiên cứu, phân tích lâu dài. Bên cạnh đó, những LSP tư nhân hoạt động nhỏ lẻ nên cách ghi nhận chi phí và doanh thu đơn giản, chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận trước mắt của doanh nghiệp mình. Một thực trạng nữa đã được nhắc tới trong phần đặc điểm LSP ở trên đó là phần lớn LSP của Việt Nam có phạm vi hoạt động với quy mô nhỏ, mới chỉ hướng tới một vài công đoạn trong chuỗi dịch vụ mà các doanh nghiệp nước ngoài giành được trên thị trường Việt Nam. Thực tế có những doanh nghiệp chỉ kinh doanh dịch vụ vận tải - một khâu trong chuỗi logistics, nhưng cũng được coi là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Chính vì vậy mà cơ cấu chi phí của những doanh nghiệp này đơn giản hơn nhiều so với những doanh nghiệp được ủy thác thực hiện toàn bộ các công việc liên quan tới cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, làm thủ tục phân phối... Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu về các doanh nghiệp LSP trên địa bàn Hà Nội, các doanh nghiệp có đặc điểm tương tự với nhau về quy mô vốn và loại hình sở hữu có
cách hạch toán chi phí gần giống nhau. Dưới đây bài nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố cấu thành chi phí tại 3 nhóm LSP chính: LSP có vốn nhà nước, LSP liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp LSP tư nhân.
2.3.1.1. Nhóm các doanh nghiệp LSP có vốn Nhà nước
Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm khoảng 20% số lượng các LSP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những LSP thuộc nhóm này đã được cổ phần hoá, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ số lượng cổ phẩn lớn. Một đặc điểm nữa là hầu hết các LSP cổ phần Nhà nước đã được thành lập từ khá lâu, thời gian hoạt động trong lĩnh vực logistics dài nên điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng (phương tiện vận tải, kho bãi …) của các doanh nghiệp này cho tới thời điểm hiện tại đã khá hoàn thiện.
Do có thời gian hoạt động trong ngành logistics khá dài nên các LSP cổ phần Nhà nước trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là các nhà cung ứng dịch vụ logistics bên thứ 3. Các doanh nghiệp này cung cấp cho thị trường các dịch vụ rất đa da dạng như vận tải quốc tế; vận tải nội địa; lưu kho; gom hàng; cross-docking; logistics ngược (logistics thu hồi) và các dịch vụ tạo thêm giá trị gia tăng như đóng gói, dán nhãn; lắp ghép…Một số doanh nghiệp LSP cổ phần Nhà nước tiêu biểu tại Hà Nội có thể kể đến như: Công ty cổ phần kho vận miền Nam (Sotrans), Công ty cổ phần Vinafreight, Công ty cổ phần Hàng hải Macs, Công ty cổ phần VOSA…
Quy mô hiện tại của các LSP cổ phần Nhà nước khá lớn: vốn điều lệ trung bình của các doanh nghiệp thuộc nhóm này trung bình đạt trên 80 tỷ đồng (năm 2011) và số lượng nhân viên vào khoảng trên 100 người. Trong những năm gần đây quy mô của các doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng: vốn và số lượng nhân viên ở các LSP này có chiều hướng tăng dần. Các LSP cổ phần Nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện đã có nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào sở hữu văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Các LSP trên cung cấp khá đa đạng các dịch vụ khác nhau trong lĩnh vực logistics, trong đó nổi bật và chủ đạo là các dịch vụ vận tải (bao gồm cả nội địa và quốc tế), làm thủ tục hải quan, cung cấp dịch vụ kho bãi. Ngoài ra, họ còn cung cấp các dịch vụ khác như tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ logistics, thông quan nội địa, oversea handling… Do đó, chi phí logistics phát sinh trong các LSP này
phần lớn cũng xuất phát từ các dịch vụ chủ lực của họ, tức là chi phí phát sinh từ hay liên quan đến vận tải, kho bãi, thông quan hàng hoá. Dưới đây là biểu đồ thể hiện các chi phí logistics chủ yếu của một số doanh nghiệp LSP sở hữu Nhà nước tại Hà Nội:
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng các chi phí chủ yếu của một số các LSP sở hữu Nhà nước tại Hà Nội
Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả, 2013
Biểu đồ trên cho thấy, chi phí vận tải ở các LSP sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình vào khoảng từ 50 – 60% tổng chi phí logistics. Đứng sau chi phí vận tải là chi phí cho các dịch vụ kho bãi như quản lý xuất - nhập, xếp dỡ hàng hóa, đóng gói bao bì; kiểm kê, quản lý hàng hóa và báo cáo tồn kho… Chi phí cho các dịch vụ này chiếm khoảng 25 -30% chi phí logistics của các doanh nghiệp LSP sở hữu Nhà nước. Chi phí cho hoạt động làm thủ tục hải quan chiếm khoảng 10% tổng chi phí logistics và còn lại là các chi phí khác như chi phí tư vấn dịch vụ khách hàng, chi phí hành chính … Chí phí vận tải còn cao và chiếm tỷ trọng lớn một phần là do cơ sở vật chất của các LSP này đã có thời gian tồn tại dài và vẫn chủ yếu được sử dụng, chưa được xây dựng và đầu tư mới. Mặt khác, chi phí nguyên nhiên liệu nhất là xăng dầu hiện nay có xu hướng ngày càng tăng, biên độ dao động
60% 55% 60% 50% 30% 25% 20% 20% 5% 10% 10% 20% 5% 10% 10% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Sotrans Vinalines Vosa Vinafreight
giá trong mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu ngày càng lớn cũng làm chi phí vận tải tăng cao.
Về công tác hạch toán chi phí, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logitiscs có vốn Nhà nước là các đơn vị khá đặc thù. Công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn bởi tính phức tạp của việc phát sinh chi phí, sự đa dạng của các luồng hàng hoá và hoạt động vận chuyển hàng hoá. Mặc dù hệ thống kế toán ở các đơn vị trên đang được đổi mới, có sự phân tách thành kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cung cấp thông tin quản lý tuy nhiên, xét một cách toàn diện, kế toán quản trị vẫn theo nội dung của kế toán tài chính, tức là gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Nếu phân tích sâu hơn các chi phí chủ yếu của các LSP sở hữu Nhà nước thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các loại chi phí chủ yếu của các LSP cổ phần Nhà nước tại Hà Nội
Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả, 2013
Có thể thấy tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logitics có vốn Nhà nước trên địa bàn Hà Nội, trong chi phí liên quan đến vận tải, chi phí cố định chiếm tỷ lệ lớn (70%) do hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất vận tải và các thiết bị phụ trợ khác. Tính trung bình, chi phí biến đổi của hoạt động vận tải chiếm
70% 55% 20% 65% 30% 45% 80% 35% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Chi phí vận tải Chi phí DV kho bãi Chi phí thông quan Chi phí khác
khoảng 30% trong tổng chi phí. Trong chi phí dịch vụ kho bãi, tỷ trọng chi phí cố định và chi phí biến đổi không có sự cách biệt quá nhiều, trong đó, chi phí cố định cho các dịch vụ kho bãi vẫn lớn hơn chi phí biến đổi. Điều đáng chú ý là trong quá trình cung cấp dịch vụ thông quan hàng hoá, chi phí biến đổi phát sinh chiếm tỷ trọng rất lớn, lên tới 80%. Với các chi phí khác, chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng ở mức 35% và tỷ trọng chi phí cố định khá cao, ở mức 65%.
2.3.1.2. Nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nhóm doanh nghiệp thứ hai tham gia cung cấp dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam là nhóm các doanh nghiệp LSP có vốn đầu tư nước ngoài với hình thức hoạt động là liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp này đều có chi nhánh ở Hà Nội. Các doanh nghiệp LSP này chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong số các doanh nghiệp LSP Việt Nam (khoảng 2%) nhưng thị phần cung cấp dịch vụ của họ lên tới 80%. Đặc điểm của các doanh nghiệp LSP nước ngoài là vốn đầu tư lớn, kỹ năng quản trị logistics cao và được hỗ trợ bởi hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Họ chủ yếu cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế và các dịch vụ giá trị gia tăng như tư vấn, cross-docking, theo dõi đơn hàng.
Nếu đi sâu phân tích các chi phí của từng dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp LSP cung cấp thành chi phí cố định, chi phí biến đổi thì ta sẽ có kết quả như sau:
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ chi phí cố định, chi phí biến đổi trong tổng chi phí của từng dịch vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp LSP có vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả, 2013
39.20% 45% 56.33% 52.50% 50.80% 55% 43.67% 47.50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Chi phí vận tải Chi phí hải quan Chi phí kho bãi Chi phí của dịch vụ GTGT
Từ biểu đồ ta thấy,ngoại trừ dịch vụ kho bãi và dịch vụ GTGT, các dịch vụ khác được các LSP khảo sát cung cấp đều có tỷ lệ chi phí cố định thấp hơn chi phí biến đổi.
Tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi trong tổng chi phí của 4 dịch vụ: vận tải, hải quan, kho bãi, dịch vụ giá trị gia tăng là tương đối đồng đều, dao động trong khoảng từ 39- 55%. Duy chỉ có chi phí cho các dịch vụ khác (chi phí khác) có mức độ chênh lệch giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi lớn. Cụ thể là:
Trong chi phí chodịch vụ vận tải, chi phí cố định chiếm 39,20% tổng chi phí vận tải của năm, phần còn lại là chi phí biến đổi. So sánh với tỷ lệ này với tỷ lệ chi phí cố định trung bình trong chi phí vận tải của mẫu được khảo sát (48%) thì chi phí này có phần nhỏ hơn đáng kể. Thông thường, các doanh nghiệp LSP nước ngoài, mới tham gia thị trường Việt Nam, họ có vốn lớn và năng lực quản lý tốt nên có thể chi nhiều vào đầu tư tài sản cố định ở Việt Nam do đó tỷ lệ này phải cao hơn mức trung bình để bù vào phần tỷ lệ thấp hơn mức trung bình của các doanh nghiệp tư nhân (thực tế chiếm số lượng lớn nhất) có ít vốn. Lý do cho sự chênh lệch này chính là mức độ hạn chế vốn của pháp luật Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Chính điều này hạn chế việc đầu tư mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một lý do khác là các LSP nước ngoài cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế là chính mà việc đầu tư tài sản cố định phục vụ hoạt động này đã được quyết định tại trụ sở chính của họ ở nước ngoài, chính vì vậy họ không đầu tư tài sản cố định nhiều tại Việt Nam. Khi cần vận tải nội địa, việc thuê ngoài tỏ ra là hiệu quả hơn so với việc tựđầu tư mua sắm xe tải, xe kéo. Thực tế, chi phí cố định của họ chỉ là đầu tư vào thuê văn phòng, các thiết bị phần mềm quản lý thay vì đầu tư vào các phương tiện vận tải.
Một điều đặc biệt là ở chi phí hải quan, theo như phân tích của bài nghiên cứu trên đây, phần lớn là các chi phí biến đổi và phụ thuộc vào số lượng hàng trong năm nhưng thực tế kết quả điều tra lại chỉ ra rằng: tỷ lệ chi phí cố định trong chi phí hải quan gần tương đương với tỷ lệ chi phí biến đổi. Sự mâu thuẫn này có thể được giải thích bởi sự không nhất quán giữa các doanh nghiệp khi phân loại chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí hải quan phần lớn được doanh nghiệp cho rằng là chi phí cố định, phần biến đổi có chăng chỉ là những chi phí bất thườngphát sinh trong
quá trình nhập/xuất hàng. Ví dụ như khi hàng bị kiểm hoá theo luồng đỏ, sau đó doanh nghiệp LSP sẽ phải trả thêm khoản phí kiểm hoá… và các trường hợp khác liên quan đến chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục hải quan.
Với chi phí kho bãi và chi phí cho dịch vụ GTGT có tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí nhiều hơn tỷ lệ của chi phí biến đổi. Điều này hoàn toàn hợp lý khi mà chi phí thuê kho, bảo dưỡng kho, đầu tư các thiết bị và dụng cụ kho luôn là chi phí quan trọng của hoạt động lưu kho hàng hoá.
Điều này hoàn toàn tương tự với các thành phần chi phí trong chi phí của dịch vụ GTGT. Trên cơ sở thực tế là các dịch vụ giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp trả lời khảo sát là dịch vụ gom hàng, tư vấn, dán nhãn hàng hoá nên những chi phí cố định của họ sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn chi phí biến đổi.
Một đặc điểm thú vị khác có thể nhìn thấy trong cơ cấu chi phí chính nằm ở
chi phí khác. Phần lớn các doanh nghiệp LSP nước ngoài thực hiện thêm dịch vụ giao nhận hay đại lý hãng vận tải, đây là nhóm dịch vụ nằm ngoài 4 nhóm dịch vụ trên mà đặc điểm của nhóm dịch vụ này là chi phí đầu tư tài sản cố định không nhiều với con số tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí cho dịch vụ khác chỉ chiếm 20,33% đối với nhóm LSP có vốn đầu tư nước ngoài và 34,2% cho tất cả mẫu điều tra.
Cuối cùng, tại các LSP nước ngoài, việc hạch toán chi phí thành nhóm chi phí cố định, chi phí biến đổi khá rõ ràng và phù hợp với thực tế kinh doanh của họ tại thị trường Hà Nội. Việc hạch toán kinh doanh theo cách này khá chi tiết và góp phần quan trọng việc quản lý chi phí logistics. Điều này cho thấy cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp và bài bản của các LSP nước ngoài. Chính việc hạch toán rõ ràng giữa chi phí biến đổi và cố định trong tổng chi phí logistics đã giúp doanh nghiệp nhận biết rõ những chi phí nào có thể tối ưu để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động cung cấp dịch vụ không chỉ trên thị trường Hà Nội mà còn thị trường cả nước.
2.3.1.3. Nhóm các doanh nghiệp tư nhân
Như đã giới thiệu ở phần tình hình cung ứng dịch vụ logistics tại địa bàn Hà Nội, khối LSP tư nhân chiếm số lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên thủ đô. Ngược lại với nhóm các LSP có vốn đầu tư nước
ngoài, LSP tư nhân mặc dù chiếm tới khoảng 80% số lượng doanh nghiệp nhưng thị phần của họ chỉ khoảng gần 20% thị trường dịch vụ logistics.
Hầu hết các doanh nghiệp LSP tư nhân chưa có doanh nghiệp nào xây dựng