Hệ thống pháp luật về dịch vụ logistics tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics tại thành phố Hà Nội về cơ bản không có những điểm riêng biệt so với hệ thống pháp luật của nước ta về dịch vụ logistics. Dưới đây là các nguồn luật điều chỉnh chủ yếu hoạt động này:

Hình 2.1. Môi trường pháp luật về dịch vụ logitics tại Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp của người viết có tham khảo tài liệu “Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Đặng Đình Đào, 2011

Dưới đây, bài nghiên cứu sẽ phân tích từng thành phần trong môi trường pháp lý của hoạt động logistics tại Hà Nội nhằm cụ thể hoá các nguồn luật nêu trên.

Trước hết, các quy định thuộc pháp luật quốc tế như công ước quốc tế và hiệp định quốc tế liên quan đến dịch vụ logistics là căn cứ mang tính nền tảng trong việc điều chỉnh dịch vụ logistics ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Ngoài ra, các tập quán thương mại quốc tế cũng là nguồn quan trọng chi phối hoạt động này. Có thể kể đến một số công ước quốc tế và tập quán thương mại

Môi trường pháp lý điều chỉnh thị trường

logitics tại Hà Nội

Luật pháp, thông lệ và tập quán quốc tế

Các cam kết quốc tế của nước ta trong các Hiệp định song phương, khu vực thương mại tự do và trong WTO

Luật pháp, chiến lược, quy định quy hoạch trong nước và trên địa bàn thành phố Hà Nội

quốc tế liên quan đến hoạt động logistics như: Công ước quốc tế về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG – Công ước Viên năm 1980); Công ước Quốc tế về vận tải đường biển Gencon; Điều kiện thương mại quốc tế Incoterms; các hiệp định về đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ với các nước khác; các hiệp định quốc tế của WTO như Hiệp định trị giá Hải quan, Hiệp định về xuất xứ hàng hoá … Các quy định pháp lý quốc tế này sẽ tiếp tục được bổ sung và phát triển khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực cũng như thế giới.

Thứ hai, các cam kết quốc tế trong các Hiệp định song phương và khu vực, trong WTO của nước ta về mở cửa thị trường dịch vụ logistics. Các cam kết này điều chỉnh giao dịch logistics của nước ta cũng như Hà Nội nói riêng, đánh giá mức độ thực hiện trong hoạt động kiểm soát chính sách thương mại giữa Việt Nam với các nước.

Thứ ba, các quyết định, quy hoạch, chiến lược, chính sách phát triển và quy định của pháp luật trong nước liên quan đến dịch vụ logistics. Đây là các quy định thực hiện sự điều tiết các hoạt động của chủ thể đối với dịch vụ logistics tại nước ta cũng như trên địa bàn Hà Nội.

Nội dung về dịch vụ logistics tại Hà Nội dựa trên các quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Khái niệm dịch vụ logistics được quy định tai điều 233 của Luật này. Đây là khái niệm có tính chất nền tảng và hệ thống, thay vì những quan điểm còn chưa thống nhất và sơ sài về loại dịch vụ này. Theo đó, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”. Như vậy, có thể thấy, nội dung của việc cung ứng dịch vụ logistics khá đa dạng, bao gồm:

- Nhận hàng từ người gửi để tổ chức vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi hàng tới cảng, bến tàu hay bến xe hay các địa điểm giao hàng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển giữa người thuê vận chuyển và người cung cấp dịch vụ vận chuyển.

- Làm thủ tục, giấy tờ cần thiết (thủ tục hải quan, vận đơn vận tải, làm thủ tục giữ hàng hóa, làm các thủ tục nhận hàng…) để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được chuyển tới.

- Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến.

- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việc giao hàng hóa được vận chuyển tới cho người có quyền nhận hàng.

- Tư vấn cho người sử dụng dịch vụ logistics các thông tin liên quan đến việc tổ chức giao nhận hàng hóa, thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói, dán nhãn nếu được yêu cầu.

Các quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics; quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, cũng như của khách hàng sử dụng dịch vụ logistics và các trường hợp miễn trách, giới hạn trách triệm của người cung cấp dịch vụ logistics nằm từ điều 234 đến 238 của Luật Thương mại 2005.

Ngoài ra, còn có các văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhằm điều chỉnh, hướng dẫn thi hành các hoạt động giao thông vận tải. Trong đó, có thể kể đến các luật như Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (2006), Luật Đường bộ và Giao thông (2001), Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Bộ luật Hàng Hải (2005), Luật Đường sắt (2005), Luật kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản dưới luật như Nghị định 87/NĐ-CP năm 2009 và Nghị định 89/NĐ-CP năm 2011 về vận tải đa phương thức, Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Bên cạnh đó, còn có các quy hoạch quản lý, phát triển dài hạn các lĩnh vực phục vụ sự phát triển cơ bản hoạt động logistics của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành hữu quan đã được thông qua và hiện đang được triển khai thực hiện.

Như vậy, có thể thấy, cho đến nay đã có khá nhiều quy định pháp lý liên quan tới dịch vụ logistics ở Việt Nam cả trong nước lẫn quốc tế. Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại, các quy định pháp lý liên quan đến và điều chỉnh dịch vụ logistics còn đang trong quá trình hoàn thiện và cơ bản đã tạo ra được một khung

pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các LSP trong nước nói chung và các LSP tại Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)