Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Thành phố Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, được biết đến là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị hàng đầu của nước ta. Kể từ sau khi mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008, Hà Nội đã và đang triển khai kế hoạch phát triển kinh tế thủ đô trong giai đoạn mới. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Tính tới thời điểm hiện tại, Hà Nội là trung tâm kinh tế quan trọng thứ hai của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh.

Xét về tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến năm 2012, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả giai đoạn đạt trên 9%.

Biểu đồ 2.1. Quy mô GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2008 – 2012 của Hà Nội

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tổng hợp của người viết, 2013

62.3 66.2 73.5 80.9 87.5 10.6 6.3 11 10.1 8.1 0 2 4 6 8 10 12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2008 2009 2010 2011 2012

Quy mô GRDP Tốc độ tăng GRDP

Tính từ đầu năm 2008 cho tới 2012, GRDP của thành phố đã tăng trưởng từ khoảng 62,3 tỷ đồng (2008) lên mức 87,5 tỷ đồng (2012) và mức thu nhập bình quân đầu người trung bình năm 2012 vào mức 46,6 triệu đồng. Đây là mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (32,3 triệu đồng).

Về cơ cấu kinh tế của Hà Nội, trong năm 2012, ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn với 45,23 nghìn tỷ đồng, tương đương 52% GRDP thủ đô. Đây cũng là ngành đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GRDP cả năm với mức tăng trưởng 9,32%. Nông, lâm và thủy sản gần như không có sự thay đổi trong tỷ trọng, với mức tăng trưởng so với 2011 chỉ đạt 0,4%. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2012 tăng 7,7% (đóng góp 3,3% vào mức tăng chung). Chia theo nhóm ngành cấp 1, hoạt động tài chính – tín dụng tuy chỉ đóng góp trên 4,1 nghìn tỷ đồng vào GRDP nhưng mức tăng trưởng đạt khá cao với 10,97% so với năm 2011. Vận tải kho bãi, bưu điện đóng góp 12,94 nghìn tỷ đồng và có mức tăng mạnh, đạt 11,03%.

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, năm 2012, CPI tháng 12 năm 2012 của Hà Nội tăng 0,26% so với tháng 11 và tăng 6,29% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, chỉ số giá của Hà Nội năm 2012 đã tăng tới 8,57% so với năm 2011. Đánh giá về chỉ số giá của Hà Nội năm 2012, các chuyên gia kinh tế nhận xét năm 2012, tình hình giá cả thị trường đã giảm hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, đã có ba tháng có chỉ số giảm là tháng 4 giảm 0,03%, tháng 6 giảm 0,17%, tháng 07 giảm 0,29%.

Năm 2012, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước năm 2012 đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ước đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011. Tổng kết sơ bộ năm 2012, Hà Nội cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho 283 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD (so với năm 2011 bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký), trong đó: cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự án với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký. Các dự án FDI vào thành phố trong thời gian trên chủ yếu là các lĩnh vực dịch vụ, không sử dụng đất, vốn đầu tư quy mô

vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD). Vốn đầu tư đăng ký mới năm 2012 chỉ tập trung vào một số dự án tăng vốn (cải tiến máy móc thiết bị), số dự án đăng ký mới tập trung tập trung trong lĩnh vực sản xuất, có sử dụng đất rất hạn chế.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 6,8% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 2%. Nhìn chung, xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại: kim ngạch xuất khẩu quý III tăng thấp hơn quý II, trong đó, khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước đều giảm. Vì vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 9 tháng năm 2012 chỉ tăng 5,3% và đạt 7.530 triệu USD. Nhập khẩu quý III tiếp tục giảm ở tất cả các khu vực kinh tế, vì vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2012 giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)