Bản chất của sự vật theo quan điểm triết học Duy vật biện chứng không

Một phần của tài liệu Nghien cuu ap dung quan diem co ban cua triet hoc duy vat bien chung v ao viec day hoc ngoai ngu (Trang 25 - 28)

4. ýnghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1Bản chất của sự vật theo quan điểm triết học Duy vật biện chứng không

không đợc hiểu đầy đủ trong từ - đơn vị cơ bản của ngôn ngữ

Những quan điểm về từ vựng có thể tìm thấy trong nhiều công trình của nhà ngôn ngữ tên tuổi ngời Nga nh: A. B Калинии (1988). Лексика русского языка. Издательство москoвскочо университета. Н. М. Шанский (1985). Русский язык. Лексика, Москва “просвещение”; М. И. Фомина (1988). Современный русский язык. Лексикология Москва “Высшая школа”;. И. К. Калинина. Современный русский язык. Морфология. Издательство “Русский язык”. Москва; Рeдакционная коллегия (1989). Русский язык. Энциклопедия.

Những vấn đề về từ vựng có thể tìm thấy trong các công trình của các tác giả Anh – Mỹ nh: Randolph Quick. A university grammar of English. Presented by Australian government; Hornby (1986). Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Curent English. Oxford University Press; Basic English Lexicology. Đại học S phạm Ngoại ngữ Hà Nội (1998).

Trong các công trình trên các nhà ngôn ngữ đã nghiên cứu từ trên nhiều góc độ, trên nhiều bình diện một cách sâu sắc và đa dạng. Từ đợc nghiên cứu vể mặt ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, phơng thức cấu tạo, nguồn gốc từ, phong cách tu từ… Vấn để từ vựng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, những quan điểm cơ bản nhất về từ vựng của các nhà ngôn ngữ có thể đợc trình bày tóm tắt nh sau: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ có hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức của từ chính là âm thanh của từ đợc ghi lại bằng chữ viết. Nội dung của từ chính là ý nghĩa của từ, bao gồm ý nghĩa ngữ pháp và ýnghĩa từ vựng. Từ gồm h từ và thực từ. H từ là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp nh giới từ, liên từ, … Thực từ vừa có ý nghĩa ngữ pháp, vừa có ý nghĩa từ vựng nh danh từ, động từ …

Các nhà tâm lý ngôn ngữ học quan niệm: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ có hai mặt hình thức và nội dung. Mặt hình thức chính là “vỏ” âm thanh đợc ghi lại bằng chữ viết. “Vỏ” âm thanh chứa đựng nghĩa của từ. Nghĩa của từ chính là các khái niệm. Khái niệm là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ quan.

Tuy nhiên, trong hầu hết các ngôn ngữ đều có những lớp từ không mang những đặc tính cơ bản của từ vựng đã đợc các nhà ngôn ngữ chỉ ra. Đó là từ loại thán từ. Có thể xem xét thán từ “ôi” trong tiếng Việt.

“Ôi, Tổ quốc, giang sơn hùng vĩ! Đất anh hùng của thế kỷ hai mơi”

(Thơ Tố Hữu) “Ôi, tôi sớng quá!”

“Ôi , tôi mệt qúa!” “Ôi, tôi đau bụng quá!” “Ôi, tôi lạnh quá!” “Ôi, tôi đói quá!”

Rõ ràng trong các câu trên từ “Ôi” không có ý nghĩa ngữ pháp, cũng không có ý nghĩa từ vựng.

Trong từ điển Bách khoa tiếng Nga trang 137 (sách đã dẫn) có ghi rõ “Thán từ là một loại từ, nó không thuộc h từ, không thuộc thực từ (có nghĩa là không mang ý nghĩa ngữ pháp, không mang ý nghĩa từ vựng) dùng để thể hiện tình cảm, ý chí, sự khích lệ của con ngời”.

Phần lớn các nhà ngôn ngữ học có cùng quan điểm nh trên về thán từ.

Vấn đề đợc đặt ra là nếu thán từ không có ý nghĩa ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng, không thuộc h từ, không thuộc thực từ, tức là không mang những tính chất cơ bản của từ thì tại sao chúng vẫn tồn tại trong các ngôn ngữ nh một từ loại. Rõ ràng giữa thán từ và các lọai từ khác nh danh từ, động từ, giới từ… phải có mối quan hệ nhất định, phải có những tính chất chung thì chúng mới không phá vỡ tính hệ thống của ngôn ngữ, thán từ mới tồn tại trong ngôn ngữ nh một từ loại. Mối quan hệ đó, tính chất chung đó các nhà ngôn ngữ cha chỉ đợc ra.

Nh trên đã trình bày, nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng thán từ không có ý nghĩa từ vựng, không có ý nghĩa ngữ pháp, chúng thể hiện tình cảm., ý chí của con ng- ời. Nhận định này thiếu tính thuyết phục bởi lẽ qua các thí dụ có sử dụng thán từ “ôi” trong tiếng Việt chúng ta thấy thán từ còn thể hiện nhiều trạng thái khác nhau của con ngời nh trạng thái sức khỏe, sinh lý, tâm lý… Trong tiếng Nga và tiếng Anh thán từ cũng thể hiện nhiều trạng thái khác nhau của con ngời.

Trong cuốn “современный русский язык” (sách đã dẫn) trang 191 các tác giả có viết: “Thán từ thể hiện phản ứng của con ngời đối với các hiện tợng và sự vật xung quanh họ”.

Điều đó có thể đợc hiểu là thán từ không chỉ thể hiện tình cảm của con ngời mà còn có thể biểu hiện trạng thái khác nhau của con ngời.

Vậy phải chăng bất kỳ âm thanh nào đợc con ngời phát ra, có thể ghi lại đợc bằng chữ viết, thể hiện trạng thái của con ngời đều là thán từ? Phải chăng những tiếng rên rỉ của con ngời vì bệnh tật kéo dài hàng phút, thậm chí là hàng giờ cũng là thán từ?

Rõ ràng các quan điểm cơ bản về từ vựng nêu trên là cha trọn vẹn, thiếu những đặc tính chung nhất để liên kết tất cả các từ loại thành một hệ thống.

Triết học Duy vật biện chứng chỉ rõ: Mọi sự vật và hiện tợng đều tồn tại d- ới những hình thức bên ngoài nào đó. Tuy nhiên yếu tố quyết định sự tồn tại và vận động của chúng không phải là hình thức bên ngoài mà là cấu trúc bên trong. Cấu trúc bên trong bao gồm các thành tố cấu tạo nên sự vật và hiện tợng cùng mối quan hệ giữa chúng với nhau. Cấu trúc bên trong còn bao gồm các mối quan hệ của sự vật và hiện tợng đó đối với các sự vật và hiện tợng khác xung quanh chúng.

Thí dụ: Chúng ta nhìn thấy một cây cầu to đẹp, chắc chắn bắc qua sông. Hình thức bên ngoài to, đẹp, chắc chắn không quyết định sự tồn tại của cây cầu. Chính kết cấu của cây cầu, các chất liệu tạo nên cây cầu mới quyết định sự tồn tại của nó. Nhng nếu chỉ có chất liệu tạo nên cây cầu và mối liên kết giữa chúng cũng cha đủ đảm bảo cho cây cầu hoạt động và tồn tại. Bởi lẽ khi đã có cây cầu mà không có đờng dẫn lên cầu thì cầu cũng không hoạt động đợc. Có thể dẫn thêm một thí dụ khác, thí dụ về hiện tợng đa dạng, phong phú và phức tạp nhất trong thực tại khách quan: đó là con ngời. Chúng ta thấy một cô gái xinh đẹp, khoẻ mạnh, nói năng dịu dàng. Hình thức bên ngoài xinh đẹp và khoẻ mạnh mà chúng ta nhìn thấy, giọng nói dịu dàng mà chúng ta nghe thấy không quyết định sự tồn tại của cô gái, bởi lẽ nếu trong ngời cô gái mang mầm bệnh hiểm nghèo thì chẳng bao lâu cô gái sẽ không tồn tại nữa. Hình thức bên ngoài không quyết định sự tồn tại của cô gái. Chính các mối quan hệ với các sự vật và hiện tợng xung quanh mới quyết định sự tồn tại của cô gái. Các mối quan hệ đó có thể là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, quan hệ với mọi ngời, với xã hội, với luật pháp…

Nếu xem xét bất kỳ một sự vật hoặc hiện tợng nào trong thực tại khách quan chúng ta đều thấy cấu trúc bên trong chứ không phải hình thức bên ngoài là yếu tố quyết định sự tồn tại và hoạt động của các sự vật và hiện tợng.

Ngôn ngữ là sự vật (theo nghĩa rộng), là hiện tợng trong đời sống con ng- ời. Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ không thể không tuân theo các quy luật của sự vật và hiện tợng trong thực tại khách quan. Vậy chúng ta cần xem xét hình thức bên ngoài, cấu trúc bên trong của từ là gì, cấu trúc bên trong quyết định sự tồn tại và hoạt động của từ nh thể nào?

Trớc hết chúng ta xem xét giới từ “on’ tiếng Anh với t cách là h từ. Có thể thấy hình thức bên ngoài của giới từ “on” đó là chữ viết và âm thanh mà chúng ta nhìn thấy và nghe thấy không quyết định sự tồn tại và hoạt động của giới từ này; bởi lẽ chúng ta có thể viết giới từ “on” bằng những loại mực, màu mực, kiểu chữ khác nhau, trong lời nói có thể phát âm lệch chuẩn nhng ngời đọc, ngời nghe vẫn

nhận ra giới từ “on”, có nghĩa là giới từ “on” vẫn tồn tại và đang hoạt động. Nh vậy bản chất của nó không thay đổi. Nhng nếu làm thay đổi các thành tố tạo nên giới từ “on”, thay đổi quan hệ giữa các thành tố đó hoặc thay đổi quan hệ của giới từ “on” với các từ xung quanh nó tức là thay đổi cấu trúc bên trong, lập tức giới từ “on” không tồn tại. Đó là khi chúng ta bỏ một trong hai chữ cái hoặc thay đổi vị trí giữa chúng (on → no). Cấu trúc bên trong của giới từ “on” còn thể hiện qua mối quan hệ của nó với các từ xung quanh nó. Giới từ “on” có thể kết hợp với danh từ đi sau nó chỉ địa điểm là một mặt phẳng: on a table, on the wall. Giới từ “on” có thể kết hợp với danh từ đứng trớc nó chỉ vật (nghĩa rộng) ở vị trí tĩnh, có tiếp xúc trên bề mặt phẳng: a book on a table, a picture on the wall. Mối quan hệ đó mang tính bản chất, mang tính quy luật khách quan. Mối quan hệ đó mang tính quy luật thể hiện ở chỗ dù bất kỳ ai, ngời Việt hay ngời Nga, bất kỳ ở đâu, ở Nga hay ở Anh, bất kỳ khi nào hiện nay hay trớc đây, khi sử dụng giới từ on trong tiếng Anh để chỉ địa điểm phải tuân theo quy luật trên. Mối quan hệ đó mang tính khách quan bởi lẽ không ai có thể giải thích đợc tại sao trong tiếng Anh giới từ on lại kết hợp với danh từ chỉ địa điểm là vị trí tĩnh trên mặt phẳng, trong khi đó tiếng Việt và tiếng Nga lại không hoàn toàn nh vậy. Tiếng Việt nói: Sao trên trời. Cách nói này tơng đơng với tiếng Nga: звёзды на небе Tiếng Anh không nh vậy. Tiếng Anh không nói The stars on the sky.

Có thể đa ra kết luận: Cấu trúc bên trong của từ bao gồm các thành tố tạo nên từ và mối quan hệ giữa các thành tố đó. Cấu trúc bên trong của từ còn chứa đựng mối quan hệ của từ với những từ khác xung quanh nó. Mối quan hệ đó mang tính quy luật khách quan.

Một phần của tài liệu Nghien cuu ap dung quan diem co ban cua triet hoc duy vat bien chung v ao viec day hoc ngoai ngu (Trang 25 - 28)