NUÔI DƯỠNG 1 Nuôi đường ruột

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG ĐIỀU TRỊ CỦA KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC pdf (Trang 61 - 62)

D. THUỐC HÔ HẤP 1.Khí dung

B. NUÔI DƯỠNG 1 Nuôi đường ruột

1. Nuôi đường ruột

a. Nuôi dưỡng đường ruột là cách nuôi dưỡng được ưa thích nhất và cần được xem xét tiến hành càng sớm càng tốt khi có thể ở tất cả các bệnh nhân ngay khi mới vào ICU

b. Ưu điểm

- Nuôi dưỡng sớm đường ruột ở bệnh nhân chấn thương làm cải thiện kết quả điều trị

- Việc ruột hoạt động sớm sẽ làm giảm nguy cơ teo niêm mạc, nguyên nhân của thẩm lậu vi khuẩn, do đó làm giảm tỷ lệ mắc và thời gian của nhiễm khuẩn huyết

- Giảm tỷ lệ mắc và mức độ của kích ứng niêm mạc dạ dày và loét do stress - Rẻ hơn nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

- Giảm và tránh biến chứng của đặt catheter TM trung tâm (đặc biệt là nhiễm trùng)

c. Nhược điểm

- Trào ngược / hít phải (sặc)

- Ỉa chảy (các nguyên nhân khác thường gây ra nhiều hơn nuôi dưỡng bằng đường ruột)

d. Chỉđịnh

- Ngay khi có thểở tất cả các bệnh nhân được đặt NKQ, MKQ khi tiên lượng thấy bệnh nhân có thể nằm viện và mang NKQ và MKQ lớn hơn 24-48h - Ở bệnh nhân được mở thông tá tràng, có thể tiến hành nuôi dưỡng đường ruột

sớm trong vòng 6 giờ sau khi mở thông. Liên hệ với phẫu thuật viên trước. - Xem xét mở thông tá tràng bằng nội soi ở tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là ở

bệnh nhân liệt da dầy (liên hệ với bác sỹ nội soi tiêu hoá) e. Chống chỉđịnh

- Bệnh nhân mới mổ: liên hệ với phẫu thuật viên trước khi cho ăn.

- Viêm tụy; chỉ là chông chỉđịnh tương đối, liên hệ với phẫu thuật viên trước khi cho ăn

- Mất tiếng ruột khong phải là chống chỉđịnh f. Protocol

- Liên hệ với bác sỹ dinh dưỡng (người ra y lệnh về chếđộ anh) trong lúc đi buồng về nước dịch vào ban trưa

- Liệt kê tất cả các vấn đề như: tăng K, suy thận, ALTT

- Đặt một sonde dạ dầy cỡ 12F hoặc lớn hơn (để có thể hút lại được dịch dạ dày) - Đặt sonde dạ dày đường miệng nếu bênh nhân có hố sọ trước giữa (anterior and

middle cranial fossa #)

- Kiểm tra vị trí vị trí sonde dạ dày bằng film X quang bụng trước khi cho ăn - Bơm tráng các sonde mở thông dạ dày và mở thông hỗn tràng bằng 10 - 20 ml

dung dich Natrichlorua 0,9% mỗi 6 giờ nếu các sonde này không được dùng đến.

- Nâng đầu lên 30-45 độ khi cho bênh nhân ăn.

- Khởi đàu cho bệnh nhân ăn với tốc độ 40 ml/ giờ và cho ăn liên tục theo protocol.

- Hút dịch dạ dày mỗi 6 giờ (ở những bệnh nhân không còn được hút dạ dày liên tục với áp lực thấp hoặc để dẫn lưu tự do và PEGs)

+ Nếu lượng dịch dạ dày hút sau 6 giờ < 250ml · Bơm trả lại dạ dày · Tăng tốc độ cho ăn lên 20ml/h · Hút lại dạ dầy sau 6 giờ và nếu vẫn < 250ml, tiếp tục tăng tốc độ cho đạt tốc độ cao nhất là 80-100 ml/h

+ Nếu lượng dịch dạ dày hút sau 6 giờ > 250ml · Bỏ lượng dịch vừa được hút ra

· Giảm tốc độ cho ăn xuống còn 1/2 · Hút lại dạ dầy sau 6 giờ và

+ Nếu thất bại trong việc truyền thức ăn liên tục thì có thể

· Tăng nhu động ruột bằng metoclopramide 10mg IV mỗi 6 giờ, sau đó có thể dùng erythromycine 200mg IV 2 lần/ ngày

· Giảm dùng các thuốc an thần gây nghiên nếu có thể · Sonde cho ăn đặt sau môn vị

· Đặt sonde này dưới sự hướng dẫn của của nội soi tại khoa tiêu hoá hoặc · Mở thông hỗng tràng để cho ăn

· Cho ăn bằng đường tĩnh mạch

+ Ở bênh nhân nằm dài ngày có thể làm PEG, PEJ hoặc mở thông hỗng tràng (Guillain Barre, chấn thương sọ não nặng)

- Ngừng cho ăn 4 giờ trước khi rút NKQ, MKQ hoặc thay NKQ hoặc đi mổ.

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG ĐIỀU TRỊ CỦA KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC pdf (Trang 61 - 62)