Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 63 - 67)

I. Nguyên nhân của những khó khăn trong công tác theo dõi thực hiện

2 Nguyên nhân khách quan

2.1 Giá cả thị trường

Giá cả chung của hầu hết các mặt hàng đều tăng. Do trượt giá, biến động giá cả của sắt thép, tỷ giá USD/VND và các ngoại tệ khác; chế độ chính sách

tiền lương thay đổi gây khó khăn cho đảm bảo tiến độ dự án. Hầu hết các dự án đều phải điều chỉnh lại do chế độ chính sách giá cả thay đổi liên tục.

Công tác mua sắm vật tư thiết bị cho dự án cũng gặp khó khăn do nhiều nhà cung cấp, chế tạo thiết bị từ chối tham gia dự án và giá cả vật tư thiết bị tăng cao dẫn đến tiến độ mua sắm thiết bị rất khó kiểm soát.

Nhiều định mức, đơn giá chậm được ban hành, sửa đổi như giá cả máy, trượt giá vật tư... nên không có cơ sở lập, phê duyệt các thủ tục dự án và nghiệm thu thanh toán, các nhà thầu không triển khai thi công được khi chưa được chủ đầu tư giải quyết các đề xuất của họ.

Hầu hết các dự án đều phải điều chỉnh lại do chế độ chính sách giá cả thay đổi liên tục, nhiều dự án đã phải dừng lại để điều chỉnh quy mô cho phù hợp với Hiệp định vay vốn do trượt giá và các quy định mới của Luật ngân sách.

2.2 Địa điểm thực hiện dự án

Sau khi xin được vốn thì việc quan trọng là phải chọn được địa điểm tốt thực hiện dự án. Các khó khăn về điều kiện tư nhiên như địa hình, khí hậu ảnh hưởng khá lớn đến dự án. Nếu không khảo sát kỹ điều kiện tự nhiên của địa điểm tiến hành dự án thì khi dự án tiến hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án hoặc chất lượng dự án.

Bên cạnh yếu tố điều kiện tự nhiên thì việc giải phóng mặt bằng để tiến hành dự án có rất nhiều vấn đề phải quan tâm. Các cơ chế, chính sách về tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng chưa thống nhất, thiếu sự ổn định. Việc lồng ghép các chương trình mục tiêu chưa chặt chẽ, còn chồng chéo, hiệu quả không cao.

Công tác giải phóng mặt bằng vẫn tiếp tục khó khăn phức tạp, nhiều dự án lớn đòi hỏi đẩy nhanh tiến độ thì vẫn vướng giải phóng mặt bằng dài ngày

phóng mặt bằng giao địa phương làm chủ đầu tư là chủ trương mới nên còn lúng túng trong tổ chức thực hiện.

2.3 Biến động nền kinh tế

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề như: Có dấu hiệu của một nền kinh tế quá nóng; cán cân vãng lai đã thâm hụt ở mức đáng ngại; lạm phát gia tăng; giá tài sản tăng cao; vấn đề bong bóng trên thị trường bất động sản; tín dụng ngân hàng tăng ở mức rất cao… Những vấn đề này kết hợp lại đã dẫn đến việc tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn.

Theo đó những dấu hiệu của tăng trưởng nóng thể hiện ở một số điểm như: Tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% (12/2006) lên 15,7% tính đến tháng 2/2008. Bên cạnh đó, lạm phát gia tăng thể hiện sự tăng giá quốc tế, đặc biệt giá lương thực, thực phẩm, xăng dầu và vật liệu xây dựng. Với chính sách gắn tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ và một nền kinh tế đang ngày càng mở cửa, sự biến động về giá cả của thế giới đã được phản ánh qua mặt bằng giá trong nước.

Vấn đề tín dụng ngân hàng tăng ở mức rất cao, từ 25,4% năm 2006 lên hơn 50% năm 2007 cũng là một vấn đề Việt Nam cần phải tập trung giải quyết. Tốc độ tăng quá lớn gây ra những mối quan ngại về chất lượng các hạng mục đầu tư của ngân hàng.

Tuy nhiên, WB cũng khuyến cáo cần siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công, khu vực có thể chịu nhiều sức ép hơn khi điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Cùng với đó một số khoản vay đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước cần được xem xét lại. Đặc biệt các khoản vay để thực hiện các dự án công không mang tính cấp thiết và không hiệu quả cần phải dừng lại hoặc hủy bỏ.

Trao đổi với Tiền phong, một số chuyên gia kinh tế cho biết bản báo cáo được WB đưa ra ngày hôm nay đánh giá khá lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên cũng có điều cần lưu ý đó là các số liệu được đưa ra trong báo cáo không quá cập nhật so với diễn biến thực tế của Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Thị trường bất động sản ở Việt Nam có dấu hiệu bong bóng trong thời gian qua. Giá 1m2 nhà đã tăng rất mạnh trong những năm gần dây. Theo kết quả điều tra mức sống của Tổng cục Thống kê được công bố mới đây, giá 1m2 nhà tại TP.HCM trong các năm 2002, 2004 và 2006 đã có mức tăng rất mạnh lên tới 80 USD.m2 vào cuối năm 2007 mà không có chỗ để cho thuê.

2.4 Thiếu sự phối hợp của chủ dự án đầu tư với cán bộ theo dõi dự án đầu tưCó nhiều nguyên nhân gây công tác theo dõi dự án đầu tư đạt hiệu quả Có nhiều nguyên nhân gây công tác theo dõi dự án đầu tư đạt hiệu quả chưa cao, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là năng lực, ý thức trách nhiệm của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư không nghiệm thu kết quả trước khi đưa đến cho cán bộ theo dõi, hoặc nếu có nghiệm thu thì chỉ là hình thức. Nghiệm thu xây lắp công trình hời hợt không đúng quy định, hồ sơ pháp lý nghiệm thu không chặt chẽ, phó mặc cho tư vấn giám sát thi công tại hiện trường… Trong khi tư vấn giám sát không phải ai cũng hiểu biết đồng bộ cả về hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ giám sát, cá biệt có một số ít tư vấn giám sát còn chạy theo lợi nhuận bỏ qua các quy tắc nghề ngiệp gây tổn hại cho công trình xây dựng.

2.5 Thiếu vốn cho dự án đầu tư

Các dự án theo kế hoạch triển khai năm 2007- 2008 hầu hết có vốn đầu tư lớn. vì vậy lượng vốn cần huy động rất lớn trong khi các chủ đầu tư phải

vay 100% vốn để đầu tư (trừ tổng công ty Xi măng Việt Nam). Chính vì vậy nhiều dự án xi măng sau khi có quyết định đầu tư, thời gian thu xếp cho đủ vốn đầu tư phải kéo dài. Việc bão lãnh vốn vay ngoại tệ từ các ngân hàng nước ngoài cũng rất khó khăn đặc biệt là các dự án có Chủ đầu tư là các Công ty cổ phần.

Mặt khác do thay đổi giá, tỷ giá ngoại tệ nhiều gói thầu cung cấp thiết bị vật tư và dịch vụ kỹ thuật vượt giá ghi trong kế hoạch đấu thầu, gây khó khăn kéo dài thời gian đấu thầu, nhiều dự án phải tăng tổng mức đầu tư.

Vì vậy trong quá trình theo dõi, không thể áp dụng cứng nhắc các tiêu chuẩn, định mức, yêu cầu về tiến độ… để theo dõi. Do vốn là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án. Nhiều dự án bị chậm tiến độ hoặc không thể thi công tiếp do giá cả tăng mà không được duyệt tăng thêm vốn. Phương pháp theo dõi cần linh hoạt phù hợp với điều kiện diễn biến của thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động theo dõi thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại bộ xây dựng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w